Buổi sáng uống nước cần tây, trà gừng, hoa dâm bụt, ăn chuối, giấm táo… giúp giảm nồng độ axit uric, ngăn ngừa bệnh gút và các vấn đề về thận.
Quá nhiều axit uric trong m.áu có thể gây ra một loạt vấn đề từ bệnh gút đến sỏi thận. Axit uric hình thành trong cơ thể khi cơ thể p.hân h.ủy purin trong thực phẩm và đồ uống. Mặc dù thận thường thải chất này ra ngoài nhưng quá nhiều chất này có thể đọng lại trong m.áu và gây ra tình trạng gọi là tăng axit uric m.áu.
Axit uric dư thừa có thể hình thành các tinh thể và lắng đọng trong khớp của bạn gây ra bệnh gút, một dạng viêm khớp. Axit uric tăng nhẹ không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào nhưng theo thời gian nó có thể tích tụ và gây đau đớn cũng như các tổn thương khác cho cơ thể.
Axit uric cao có thể được kiểm soát bằng một loạt thay đổi trong lối sống như uống nhiều nước hơn và thực hiện một số thay đổi nhất định trong chế độ ăn uống.Ảnh: Freepik.
Tăng axit uric m.áu không chỉ gây tổn thương khớp, xương, gân và dây chằng mà còn dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh thận và bệnh gan nhiễm mỡ. Một lối sống lành mạnh tổng thể là rất quan trọng để ngăn ngừa nồng độ axit uric cao. Dưới đây là 7 loại thảo mộc có thể giúp giảm nồng độ axit uric.
Hoa dâm bụt
Hoa dâm bụt khô hoặc trà dâm bụt có thể giúp bài tiết axit uric qua nước tiểu và có thể có hiệu quả trong việc giảm nồng độ axit uric. Ngâm hoa dâm bụt trong nước nóng 5 phút trước khi uống.
Bồ công anh
Một loại trà khác mà bạn có thể uống vào buổi sáng để giảm nồng độ axit uric là trà bồ công anh. Hiện trà bồ công anh được bán trong các cửa hàng tạp hóa hoặc chiết xuất bồ công anh có thể giúp giảm nồng độ axit uric.
Cần tây
Cần tây rất giàu chất chống oxy hóa khác nhau và có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và chống vi rút. Chất chống oxy hóa có trong cần tây cũng có thể giúp giảm viêm liên quan đến bệnh gút.
Củ gừng
Trà gừng hoặc nấu thức ăn bằng gừng cũng có thể giúp giảm viêm và giúp giảm nồng độ axit uric. Đun sôi một thìa gừng nạo, ngâm một miếng vải vào đó và đắp lên khớp bị ảnh hưởng khi nó nguội. Thực hiện trong 30 phút mỗi ngày để thấy sự cải thiện.
Quả chuối
Ăn một quả chuối mỗi ngày có thể hữu ích trong việc kiểm soát nồng độ axit uric. Chúng chứa đủ kali để các cơ quan hoạt động bình thường. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong nó có thể giúp loại bỏ axit uric khỏi cơ thể.
Magiê
Uống magie liên tục có thể giúp giảm lượng axit uric trong tương lai. Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều và các loại rau như rau bina, bí ngô rất giàu magie.
Giấm táo
Nó có lợi cho sức khỏe tổng thể và được cho là làm giảm nồng độ axit uric.
Hướng dẫn chế biến 3 món đơn giản đẩy lùi cảm lạnh
Tham khảo 3 công thức chế biến lành mạnh để tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn chống lại cảm lạnh.
Theo BS. Hà Cường – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, cảm lạnh là bệnh xảy ra do nhiễm virus ở đường hô hấp trên như mũi và họng. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng thường gây khó chịu cho người mắc.
Hầu hết mọi người có xu hướng mắc cảm lạnh vào mùa đông và mùa xuân, nhưng cũng có thể bị cảm lạnh bất cứ lúc nào trong năm. Thời tiết lạnh không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra cảm lạnh, mà nó chỉ là yếu tố cơ hội giúp cho virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
Khi bị cảm lạnh, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc,… để giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng, chống bội nhiễm. Cần lưu ý cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng các loại nước lọc, nước trái cây, nước canh ấm để giảm bớt các triệu chứng của cảm lạnh như nghẹt mũi, sổ mũi, sốt, ho,…
1. Trà gừng trị cảm lạnh hàng đầu
Gừng là một loại gia vị quen thuộc có trong căn bếp của mọi nhà và được sử dụng để ngăn chặn những cơn cảm lạnh một cách nhanh chóng. Các hợp chất của gừng có khả năng chống viêm cao. Theo Y học cổ truyền, gừng có tác dụng chữa các triệu chứng của cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, nôn mửa,.. Uống trà gừng sẽ loại bỏ chất lỏng dư thừa (đờm) khỏi cổ họng do bị nhiễm lạnh.
Trà gừng giúp trị các triệu chứng của cảm lạnh hàng đầu.
Chứa nhiều chất chống oxy hóa, gừng đã được sử dụng như một dạng thuốc thay thế trong suốt lịch sử. Gừng tăng cường khả năng miễn dịch nhờ gingerol – hợp chất hoạt tính sinh học có trong gừng sống, có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Gừng cũng đã được chứng minh là làm giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh cúm và cảm lạnh thông thường.
Thành phần
2 cốc nước sạch
2 muỗng canh gừng tươi băm hoặc giã nhỏ
1 quả chanh
2 muỗng canh mật ong
3-5 lá bạc hà tươi (tùy thích)
Cách làm
Cho nước lọc vào nồi.
Thêm gừng băm. Nếu muốn có thể thêm vài lá bạc hà tươi.
Đun sôi sau đó giảm nhiệt nhỏ để trong 5 phút.
Đổ trà gừng qua rây mịn để loại bỏ bã gừng và rót vào cốc yêu thích của bạn và để nguội bớt.
Cắt đôi quả chanh, vắt một nửa vào trà và cắt nửa còn lại thành những lát mỏng. Thả 1-2 lát chanh vào cốc trà gừng. Thêm một chút mật ong và lá bạc hà tươi và thưởng thức.
2. Súp nghệ cà rốt tăng cường miễn dịch
Khi bị cảm lạnh, súp và nước canh nóng cung cấp cho bạn lượng calo cần thiết và món ăn ấm sẽ giúp làm loãng chất nhầy, làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi hay đờm đặc trong cổ. Với các thành phần giàu chất chống oxy hóa, món ăn này có thể giúp giảm viêm, làm giảm một số triệu chứng cảm lạnh.
Món súp nghệ cà rốt có màu sắc rực rỡ này chứa đầy hương vị và giúp trị cảm lạnh nhờ vitamin A và carotenoids từ cà rốt cũng như nhiều lợi ích tăng cường miễn dịch tiềm năng từ tỏi, hành tây, gừng giàu dinh dưỡng và giàu chất chống oxy hóa.
Món súp nghệ cà rốt có màu sắc rực rỡ giúp trị cảm lạnh.
Thành phần
1 muỗng canh dầu dừa hoặc dầu oliu
1/2 cốc hành tây cắt nhỏ
1 muỗng canh gừng băm
2 tép tỏi tươi băm nhỏ
1 muỗng canh nghệ tươi giã nhỏ hoặc 1 thìa cà phê bột nghệ
1 củ cà rốt cỡ vừa, gọt vỏ và cắt nhỏ
4 chén nước dùng từ nước luộc rau hoặc nước luộc gà ít natri
1/2 cốc nước cam mới vắt
1 chút muối và bột tiêu đen
Tùy chọn trang trí: lá mùi, sữa chua Hy Lạp, hạt hướng dương
Cách làm
Đun nóng dầu trên lửa vừa, thêm hành tây cắt nhỏ và nấu cho đến khi mềm, từ 5 – 6 phút. Cho gừng băm, nghệ vào khuấy cùng với 1 bát nước dùng rồi nấu thêm 1 phút nữa cho đến khi có mùi thơm. Thêm cà rốt và nước dùng. Đun sôi sau đó giảm nhỏ lửa và đậy nắp nồi. Nấu cho đến khi cà rốt mềm, khoảng 20 phút. Cho thêm nước cam vắt, muối và hạt tiêu.
Sử dụng máy xay sinh tố, cẩn thận xay nhuyễn súp cho đến khi hỗn hợp mịn sánh. Múc súp vào bát và phủ các loại trang trí như sữa chua Hy Lạp, rau mùi và hạt hướng dương lên trên bát và thưởng thức.
3. Mật ong tỏi chống cảm lạnh hiệu quả
T.rẻ e.m trung bình bị cảm lạnh 6-8 lần một năm và người lớn trung bình 2-4 lần, vì vậy mật ong tỏi được sử dụng thường xuyên như một phương thuốc chữa đau họng hoàn toàn tự nhiên hoàn hảo. Khi bạn bị cảm lạnh, hỗn hợp này bao phủ cổ họng và cung cấp chất chống oxy hóa giúp chống n.hiễm t.rùng do vi khuẩn, nấm và virus.
Tỏi ngâm mật ong rất hiệu quả để ngăn ngừa cảm lạnh.
Tỏi sống là một chất tăng cường miễn dịch mạnh mẽ, giúp chống lại n.hiễm t.rùng do vi khuẩn, virus và nấm. Kết hợp với các đặc tính chống vi khuẩn, chống virus và chống nấm của mật ong, hỗn hợp này là một “chiến binh” mạnh mẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tỏi có thể ăn được sau vài ngày và hương vị sẽ cải thiện sau vài tháng ngâm mật ong. Hỗn hợp này được bảo quản trong tủ lạnh lên đến 1 năm. Do vậy, bạn nên ngâm sẵn một lọ mật ong tỏi và trữ trong nhà phòng khi cần tới.
Thành phần
Củ tỏi tươi, tách riêng từng tép, bóc vỏ
Mật ong nguyên chất
Lọ thủy tinh được khử trùng, có nắp đậy
Cách làm
Cho tỏi vào lọ thủy tinh, sau đó đổ mật ong lên tỏi sao cho lượng mật ong đủ ngập hết tỏi nhưng vẫn còn khoảng trống trong lọ. Đậy kín lọ bằng nắp và để ngoài nhiệt độ phòng trong vài ngày để hỗn hợp ngấm. Sau 4-5 ngày nên bảo quản lọ mật ong tỏi trong tủ lạnh. Mật ong tỏi sẽ tươi trong 1 năm.
Khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, hãy bắt đầu ăn 1 hoặc 2 tép mỗi giờ, tối đa 6 tép mỗi ngày. Mật ong có thể được uống từng thìa như một loại siro ho. Bạn cũng có thể trộn 1 thìa mật ong với một ít giấm táo thô và nước nóng rồi uống như thuốc bổ khi bị ốm.