Gia tăng t.rẻ e.m bị thừa cân, béo phì

Tỷ lệ t.rẻ e.m thừa cân béo phì học đường ở Việt Nam hiện rất đáng lo ngại. Theo tổng điều tra về dinh dưỡng năm 2019-2020, tỷ lệ t.rẻ e.m thừa cân, béo phì trên toàn quốc từ 5-19 t.uổi tăng 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020.

Tại Hà Nội, theo khảo sát học sinh lớp 5 năm 2023, số trẻ thừa cân, béo phì của nhiều trường trong khu vực nội thành trên mức 45%.

Trẻ thừa cân, béo phì không chỉ khiến bản thân các em tự ti, mặc cảm mà còn tạo ra những áp lực lớn, nỗi khổ tâm đối với cha mẹ, những người trực tiếp chăm sóc. Đã có trẻ vì thừa cân, béo phì mà sống khép kín, rơi vào trầm cảm.

Lạm dụng thức ăn nhanh

Chị Nguyễn Phương Lan, phụ huynh có con đang học lớp 6 tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ, cách đây 3 năm, khi cháu Phương Thảo, con gái đầu của chị mới học lớp 3, vợ chồng chị bắt đầu nhận thấy cháu có dấu hiệu thừa cân và cần phải hãm đà tăng cân của con mình. Tuy nhiên, việc thực hiện rất khó khăn do chỉ cần bớt ăn một chút là con khó chịu, lùng sục khắp nơi để tìm kiếm.

gia tang tre em bi thua can beo phi 471 7114015

Trẻ thường xuyên ăn thức ăn nhanh, nước ngọt sau giờ tan trường khi cơ thể không cần năng lượng sẽ dễ dẫn đến thừa cân, béo phì.

Không nỡ lòng nhìn con thèm ăn, vợ chồng chị lại tặc lưỡi, tự nhủ thôi chờ đến lúc bé lớn, bắt đầu có ý thức về ngoại hình hẵng ăn kiêng cũng được. Và đến năm lên lớp 6 thì Phương Thảo trở thành cô bé béo nhất lớp với cân nặng lên tới 60kg. Do tự ti về ngoại hình nên cô bé ngày càng sống khép kín. Điều này càng khiến vợ chồng chị Lan khổ tâm hơn vì giá như ngay từ đầu, chị kiên quyết hãm đà tăng cân của con bằng một chế độ ăn kết hợp với vận động phù hợp thì mọi chuyện có thể đã không như bây giờ.

Điều đáng nói, câu chuyện của chị Lan không phải là cá biệt khi mà hiện nay tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì ngày càng tăng, nhất là tại các thành phố lớn. Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, chúng tôi gặp khá nhiều trẻ thừa cân, béo phì được cha mẹ đưa tới khám vì nghi ngờ mắc tiểu đường. Có bé chỉ học lớp 5 đi khám vì thèm ăn ngọt, khát nước, khi kiểm tra đường huyết thì tăng cao. Theo mẹ cháu bé chia sẻ, món khoái khẩu của cháu là pizza, gà rán KFC, đồ nướng và uống nước ngọt có ga. Gần đây, cháu rất thích uống trà sữa, thường xuyên đòi bố mẹ mua. Do không kiểm soát chế độ ăn của con nên từ khi học cấp 2, cháu đã mũm mĩn hơn các bạn cùng trang lứa.

Tại hội thảo quốc tế “Phát triển năng lực hệ thống trong công tác dinh dưỡng học đường” được tổ chức tại Hà Nội mới đây, nhóm nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia đã đưa ra những con số… giật mình. Theo kết quả ban đầu của nhóm nghiên cứu, dù cải thiện được tình trạng suy dinh dưỡng đáng kể song Việt Nam lại đang đối mặt với “gánh nặng kép” thừa cân, béo phì. Một nghiên cứu mới đây của Viện Dinh dưỡng phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tại nhiều trường mầm non cho thấy, số trẻ thừa cân, béo phì gia tăng; thậm chí, có những trường có tới gần 30% trẻ béo phì.

Đặc biệt, kết quả khảo sát ở học sinh lớp 5 tại một số quận, huyện của thành phố Hà Nội được tiến hành năm 2023 cũng chỉ ra, tình trạng báo động khi số trẻ thừa cân, béo phì của nhiều trường trong khu vực nội thành trên mức 45%. Trong đó, tỷ lệ này ở Trường Tiểu học Dịch vọng B, quận Cầu Giấy là khoảng 45,5%; Trường Tiểu học Lê Lợi, quận Hà Đông là 49,5%; Trường Tiểu học La Thành, quận Đống Đa là 55,7%; Trường Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm là 51,4%; Trường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng là 46,5%… Ở các trường thuộc khu vực ngoại thành, con số này cũng trên 20%.

Làm thế nào để kiểm soát?

Trao đổi với phóng viên Báo CAND về vấn đề này, PGS.TS Bùi Thị Nhung, Trưởng Khoa Dinh dưỡng học đường và Ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, tỷ lệ t.rẻ e.m thừa cân béo phì học đường đang rất đáng lo ngại. Thừa cân, béo phì không phải bỗng dưng một ngày thừa cân ngay mà là quá trình tích lũy chế độ ăn thừa năng lượng kéo dài. Có nhiều nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì ở trẻ như chế độ ăn thừa năng lượng như: Thừa chất đạm, thiếu vi chất dinh dưỡng; ít hoạt động thể lực; ăn thức ăn nhanh, chế biến sẵn, thực phẩm nhiều đường; cha mẹ, ông bà thích trẻ bụ bẫm. Trong khi đó, tình trạng trẻ thừa cân, béo phì có thể dẫn tới nhiều hệ quả nghiêm trọng. Khi xét nghiệm 500 trẻ béo phì, có từ 35-50% trẻ bị rối loạn mỡ m.áu. Thậm chí hiện nay, đái tháo đường cũng không còn là bệnh của người lớn mà đang bị trẻ hóa…

Theo chuyên gia dinh dưỡng – PGS.TS Bùi Thị Nhung, đối với trẻ mầm non, cân nặng ở kênh A nghiêng về 2FC, nhưng chiều cao lại nghiêng về -2FC (hơi dư cân so với chiều cao), những bạn đó đến t.uổi tiểu học có thể phát triển thành thừa cân, béo phì. Nhưng ở nhiều gia đình, ông bà lại thích cháu bụ bẫm nên không chú ý dẫn đến chế độ dinh dưỡng do ước tính sai chế độ ăn. Quan niệm của nhiều gia đình, trẻ đi học ở trường nhưng không ăn được nhiều; hoặc sáng cho trẻ ăn xôi, bánh mì cha mẹ không thấy đủ dinh dưỡng, bố mẹ bù đắp cho con vào bữa tối. Lâu dần tích lũy trở thành thừa cân, béo phì.

Tại một nghiên cứu về hình cơ thể với 600 bà mẹ ở Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng tự đ.ánh giá tình trạng dinh dưỡng của con mình, đa số bà mẹ ước lượng sai, con bình thường thì đ.ánh giá là suy dinh dưỡng, béo phì thì đ.ánh giá thừa cân… nên nhồi nhét cho con ăn nhiều.

“Những trẻ đã đủ cân rồi, không có suy dinh dưỡng, nếu buổi tối mà cho con uống sữa trước đi ngủ sẽ tăng nguy cơ thừa cân, béo phì”, PGS Nhung giải thích.

Một phần nữa là cha mẹ “nhồi nhét” thức ăn nhanh, nước ngọt, bánh kẹo, kem, đồ ăn vặt vào giờ tan trường khi cơ thể không cần năng lượng cho con là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì ở lứa t.uổi học đường…PGS.TS Bùi Thị Nhung phân tích: Ăn 1 chiếc bánh bao có 400kg calo, phải chạy 2h mới tiêu hao hết; 1 chai nước ngọt có hơn 200-300kg calo… cần phải hoạt động thể lực gần 2h. Nhưng t.rẻ e.m do phải đi học thêm, học tập nhiều nên ít hoạt động thể lực. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, t.rẻ e.m và thanh thiếu nên vận động 60 phút/ngày để phòng, chống thừa cân, béo phì.

Để phòng, chống thừa cân, béo phì ở t.rẻ e.m, theo Trưởng Khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, quan trọng nhất cha mẹ phải xác định được con là bình thường hay thừa cân, béo phì.

Sử dụng biểu đồ BMI theo lứa t.uổi có thể xác định được trẻ ở tình trạng dinh dưỡng bình thường hay thừa cân, hay béo phì để điều chỉnh dinh dưỡng hợp lý. Phải biết được nhu cầu ăn ở từng lớp t.uổi bao nhiêu thì vừa; ăn đúng, ăn đủ mới là khoa học. Đặc biệt ăn rau, củ, quả rất quan trọng. Ăn nhiều vào bữa sáng, trưa, hạn chế vào tối, không ăn hoặc uống sữa trước khi đi ngủ.

Người thừa cân béo phì dễ mắc những bệnh nào?

Tình trạng thừa cân béo phì đang gia tăng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà sẽ liên quan mật thiết với một số bệnh mạn tính.

Nguyên nhân gây thừa cân, béo phì

Béo phì là tình trạng tích tụ bất thường và quá mức khối mô mỡ và các tổ chức khác ảnh hưởng tới sức khỏe. Nó được xác định bằng chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) từ 30 trở lên.

Người có nguy cơ mắc bệnh béo phì bao gồm:

Ăn nhiều thức ăn giàu calo như đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, nước ngọt, rượu bia, nội tạng động vật, da động vật.

Người có lối sống ít vận động.

Phụ nữ sau sinh.

Di truyền.

Nhóm người mắc bệnh về rối loạn nội tiết.

nguoi thua can beo phi de mac nhung benh nao 70b 7098774

Béo phì còn có thể do nguyên nhân:

Do năng lượng ăn vào cao hơn năng lượng tiêu hao trong một thời gian dài

Do di truyền

Do môi trường

Các loại đồ uống có cồn như rượu bia thường chứa nhiều calo

Uống quá nhiều đồ uống có đường như nước ngọt và nước ép trái cây

Lười vận động , thiếu rèn luyện thể chất

Béo phì do nội tiết

Các bệnh người thừa cân béo phì hay mắc

Tăng huyết áp, tim mạch

Tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người béo phì cao hơn rất nhiều người bình thường. Bởi mô mỡ trong cơ thể người béo phì tăng nhiều, khiến lượng tuần hoàn m.áu tăng tương ứng, làm tăng lực cản ngoại vi của động mạch nhỏ, buộc tim phải làm việc nhiều, tăng nhịp đ.ập của tim để bảo đảm cung cấp m.áu cho cơ thể; lâu dần sẽ dẫn đến xơ cứng động mạch nhỏ xảy ra tăng huyết áp.

Hơn nữa, lượng natri nhất định tích tụ trong cơ thể người bệnh béo phì, càng làm tăng lượng tuần hoàn m.áu, huyết áp sẽ tăng.

Do ở người béo phì, mỡ bọc kín tim, khiến tim khó co bóp. Mỡ tích tụ quá nhiều làm tăng dung lượng m.áu tuần hoàn, làm tăng gánh nặng cho tim. Kèm theo đường huyết và mỡ trong m.áu tăng cao, làm tăng độ dính của m.áu, làm giảm khả năng tải oxy của tế bào hồng cầu, cung cấp không đủ oxy cho tế bào tim.

Không ít trường hợp béo phì, sự chuyển hóa mỡ không còn được như thường, ăn nhiều chất có nhiệt lượng cao dẫn đến chứng mỡ trong m.áu tăng cao gây ra chứng xơ cứng động mạch, tích tụ mỡ ở tế bào tim, làm dày thành tim.

Mỡ m.áu cao

Một trong những rủi ro lớn của tình trạng thừa cân là làm tăng mức độ chất béo trung tính và cholesterol xấu (LDL), giảm cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể. Nồng độ của các thành phần mỡ trong m.áu như cholesterol, triglycerin, tổng lượng mỡ trong huyết tương vượt quá tiêu chuẩn bình thường. Điều này cho thấy việc trao đổi mỡ bị rối loạn. Mức độ LDL cao và HDL thấp là nguyên nhân chính gây ra xơ vữa động mạch làm thu hẹp các mạch m.áu dẫn đến bệnh tim mạch.

nguoi thua can beo phi de mac nhung benh nao 753 7098774

Tình trạng thừa cân béo phì đang gia tăng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà sẽ liên quan mật thiết với một số bệnh mạn tính. Ảnh minh họa.

Nguy cơ bị tiểu đường

Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra tiểu đường type 2. Béo phì khiến hormon insulin do tuyến tụy tiết ra hoạt động không hiệu quả, không thể giúp tế bào của cơ thể hấp thu đường. Lúc này, tuyến tụy sẽ cố gắng sản sinh nhiều insulin hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, thì việc sản sinh insulin của tuyến tụy sẽ giảm và khi đó bệnh nhân dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Gan nhiễm mỡ

Thừa cân, béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây ra gan nhiễm mỡ không do rượu. Ước tính hơn 70% số người béo phì có gan bị nhiễm mỡ. Khi sự vận chuyển chất béo ở gan bị mất cân bằng, chất béo này sẽ tích tụ lại trong tế bào gan và dẫn đến gan bị nhiễm mỡ.

Tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ tăng theo chỉ số khối của cơ thể (BMI). Ở những người không béo phì tỷ lệ gan bị nhiễm mỡ và viêm gan nhiễm mỡ lần lượt là 15% và 3%. Những người béo phì độ I và độ II (tương ứng BMI từ 30 – 39.9 kg/m2) thì tỷ lệ này tương ứng là 5% và 20%. Đặc biệt với những người có BMI 40 kg/m 2 tỷ lệ gan bị nhiễm mỡ tương ứng là 85% và viêm gan nhiễm mỡ là 40%.

Gan nhiễm mỡ thời kỳ đầu hoặc mức độ nhẹ, vừa phần lớn có thể thay đổi, cũng tức là nói tiến hành giảm cân tích cực, điều chỉnh ăn uống, cân bằng nhu cầu thì có thể cải thiện thậm chí mất hẳn tình trạng gan nhiễm mỡ. Người bị nặng có thể xảy ra viêm gan dạng nhiễm mỡ, đau bụng khác thường hoặc biến đổi chức năng gan. Gan nhiễm mỡ giai đoạn cuối sẽ dẫn đến xơ gan do mô sợi quá nhiều.

Dễ bị đột quỵ

Khả năng dẫn đến đột quỵ ở người béo phì cao hơn nhiều lần người bình thường. Người có BMI lớn hơn 30 dễ bị t.ử v.ong do tai biến mạch m.áu não, xơ vữa động mạch. Những người béo phì mức độ thấp cũng phải cẩn trọng nếu có thêm các yếu tố nguy cơ khác (tiểu đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu) thì nguy cơ đột quỵ vẫn có thể xảy ra.

Việc trao đổi đường, mỡ trong cơ thể người béo phì trở nên khác thường làm tăng nguy cơ xơ cứng mạch m.áu não và bám dính mỡ ở thành mạch m.áu cộng thêm ảnh hưởng của tăng huyết áp đối với động lực học m.áu, dẫn đến tỉ lệ bị tắc nghẽn hoặc vỡ mạch m.áu não (đột quỵ não) ở người béo phì cao hơn người bình thường.

Ảnh hưởng xương khớp và gout

Người béo phì có khả năng phát triển bệnh gout cao gấp 4 lần so với những người có trọng lượng bình thường. Khi bị béo phì, nồng độ axit uric trong m.áu tăng dẫn đến các khớp bị đau, viêm, đỏ… mức độ bệnh gout càng nặng hơn. Khi giảm cân, nồng độ axit uric trong m.áu có thể giảm, đồng thời giảm ảnh hưởng đến bệnh gout.

Trọng lượng cơ thể tăng gây sức ép nhiều hơn lên các cơ trên cơ thể. Thừa cân thậm chí tạo sức ép lên các khớp như khớp gối, cột sống lưng và do đó tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp. Khi khớp sưng viêm hoặc biến dạng, hoạt động giảm, cơ thể nặng thêm, thì áp lực đối với khớp càng nặng, bệnh sẽ trở nên xấu. Vì thế người béo phì bị viêm khớp tăng sinh muốn điều trị cần bắt đầu từ việc giảm cân.

Bệnh lý đường hô hấp

Hoạt động của cơ hoành, khí phế quản của người béo phì thường hạn chế do mỡ bám nhiều, người béo phì thường bị rối loạn nhịp thở, ngáy, ngừng thở khi ngủ, béo phì càng nặng rối loạn nhịp thở càng nhiều.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *