Bị cọc nhọn đâm vào chân, cụ ông nguy kịch do mắc căn bệnh có nguy cơ tử vong lên đến 95%

, cụ ông nguy kịch do mắc căn bệnh có nguy cơ tử vong lên đến 95%

GiadinhNet – Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tím tái toàn thân, sắp ngừng thở, người cứng như khúc gỗ, hai hàm răng cắn chặt, không nuốt, không ho khạc được sau 5 ngày bị cọc nhọn đâm vào chân.


Cảnh báo nhiều trẻ bị bỏng rộp, đau rát da, nguy hiểm đến sức khoẻ vì đồ hóa trang HalloweenCảnh báo nhiều trẻ bị bỏng rộp, đau rát da, nguy hiểm đến sức khoẻ vì đồ hóa trang Halloween

GiadinhNet – Da trẻ em thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương, vì vậy cần phải thận trọng khi lựa chọn sản phẩm, trang phục Halloween cho trẻ, tránh hệ lụy xấu có thể xảy ra.

Sáng 28/10, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, trong tuần vừa qua, các bác sĩ đơn vị này đã điều trị thành công một bệnh nhân bị , khi nhập viện đã trong tình trạng sắp ngừng thở, ngừng tim.

Cụ thể, TS.BS Hoàng Công Tình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực 1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, bệnh nhân 66 tuổi (Cun Pheo, Mai Châu, Hòa Bình), trước khi vào viện 5 ngày, không may bị cọc nhọn đâm vào bàn chân trái dẫn đến vết thương bị nhiễm trùng.

Khởi đầu bệnh nhân xuất hiện cứng hàm không há được miệng, không ăn uống và ho khạc được. Sau đó bệnh tiến triển rất nhanh dẫn đến tình trạng co cứng toàn thân và xuất hiện các cơn co giật trên nền co cứng. Lúc này, bệnh nhân được người nhà đưa đi cấp cứu.

Bị cọc nhọn đâm vào chân, cụ ông nguy kịch do mắc căn bệnh có nguy cơ tử vong lên đến 95% - Ảnh 2.

Bệnh nhân được mở khí quản cấp cứu để đảm bảo đường thở. Ảnh BVCC

Theo BS Hoàng Công Tình, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tím tái toàn thân, sắp ngừng thở, người cứng như khúc gỗ, hai hàm răng cắn chặt, không nuốt, không ho khạc được, không đặt được ống nội khí quản, co giật toàn thân trên nên co cứng. Bệnh nhân nhanh chóng được mở khí quản cấp cứu, được thở máy, dùng thuốc an thần, giãn cơ, điều trị và chăm sóc tích cực.

Trong tuần đầu nhập viện, gia đình đã nhiều lần xin cho bệnh nhân thôi điều trị vì lo ngại bệnh nhân tử vong ở bệnh viện mà không kịp đưa về nhà. Với kinh nghiệm điều trị các bệnh nhân uốn ván trước đây, các thầy thuốc đã động viên, thuyết phục người nhà để bệnh nhân ở lại điều trị vì cơ hội sống sót là vẫn còn mặc dù quá trình điều trị và chăm sóc sẽ rất khó khăn và kéo dài.

Cứ mỗi một lần người nhà sang trình bày để xin thôi điều trị cho bệnh nhân là một lần chúng tôi lại cùng nhau động viên, thuyết phục“, BS Tình cho biết.

Sau hơn 1 tháng điều trị, chăm sóc tích cực bằng thở máy, lọc máu, kháng sinh, dùng thuốc trung hòa độc tố uốn ván, tập phục hồi chức năng, với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa, sức khỏe của bệnh nhân được hồi phục.

Bệnh nhân cai được máy thở, rút được ống mở khí quản, ăn uống và đi lại được. Trong tuần vừa qua, bệnh nhân đã được xuất viện trong sự vui mừng của tất cả mọi người.

Thận trọng với bệnh uốn ván

Theo các bác sĩ, uốn ván là một nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, đặc trưng bởi tăng trương lực cơ và các cơn co cứng, gây ra bởi một độc tố protein mạnh là tetanospasmin do Clostridium tetani tiết ra.

Bị cọc nhọn đâm vào chân, cụ ông nguy kịch do mắc căn bệnh có nguy cơ tử vong lên đến 95% - Ảnh 3.

Bệnh nhân bị uốn ván từ vết thương do cọc nhọn đâm ở bàn chân. Ảnh BVCC

Bệnh uốn ván xuất hiện rải rác ở các vùng nông thôn; ở các nước không có Chương trình tiêm chủng mở rộng thì bệnh ở trẻ sơ sinh và người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ cao. Bệnh uốn ván thường xảy ra sau một tổn thương cấp tính như vết chích da, vết rách da, vết trầy da, bỏng, viêm tai giữa, phẫu thuật, sảy thai, sinh đẻ…

Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao 25 – 90% . Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong trên 95%. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật.

Thời kỳ ủ bệnh uốn ván khoảng 4 – 21 ngày. Tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.

Để phòng bệnh uốn ván sơ sinh, các chuyên gia khuyến cáo, trẻ nhỏ nên được tiêm vaccine DPT hoặc DT; người lớn cần tiêm Td/UV. Tiêm vaccine uốn ván cho phụ nữ có thai để phòng uốn ván cho mẹ và uốn ván sơ sinh cho con.

Trong trường hợp bị vật nhọn đâm vào cơ thể, cần xử lý sạch vết thương ngay sau khi bị trầy xước, đâm vào đinh, sắt, cát, bụi bẩn… Giữ vệ sinh sạch sẽ vết thương tránh nhiễm trùng đề phòng hoại tử. Sau đó đến bệnh viện để khám và điều trị đề phòng uốn ván.

N.Mai

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *