WHO nhấn mạnh tính cân bằng giới trong chính sách về đồ uống có cồn

Phụ nữ đang là đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ các chiến lược quảng cáo, tiếp thị rượu bia.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lên tiếng kêu gọi chính phủ các nước xem xét vấn đề cân bằng giới khi xây dựng chính sách về đồ uống có cồn. Tổ chức này cũng cảnh báo hoạt động tiếp thị trong ngành công nghiệp sản xuất rượu, bia ngày càng nhắm đến phụ nữ, những đối tượng gặp nhiều rủi ro cao hơn về sức khỏe do tửu lượng thường kém hơn nam giới.

Theo WHO, có bằng chứng rõ ràng về việc nam giới, phụ nữ và các nhóm thiểu số khác chịu tác động không giống nhau do sử dụng rượu, bia, trong khi ngành công nghiệp đồ uống có cồn đã điều chỉnh hoạt động tiếp thị hướng tới các đối tượng khác nhau.

who nhan manh tinh can bang gioi trong chinh sach ve do uong co con f0f 7113074

Rượu, bia ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng. Ảnh: Getty Image

Nhận định chính sách quản lý rượu, bia của các quốc gia vẫn chưa quan tâm đến vấn đề giới tính, WHO kêu gọi các chính phủ cần chú trọng đề cập đến vấn đề này khi triển khai các biện pháp quản lý liên quan.

WHO cho biết ngành công nghiệp sản xuất rượu, bia cần phải có biện pháp tiếp cận người tiêu dùng theo giới tính, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm bắt các chiến lược tiếp thị.

Sau những thành công trong việc giải quyết tác động của t.huốc l.á đối với sức khỏe cộng đồng, WHO đang chuyển sự chú ý đến những thức uống có cồn như rượu, bia.

Các nghiên cứu cho thấy ngành này ngày càng chuyển hướng tiếp thị đến các đối tượng là nữ giới, thông qua nhiều phương tiện, từ bao bì đến quảng cáo, nhấn mạnh các yếu tố liên quan đến nữ quyền hoặc các vấn đề thu hút phái nữ.

Đặc biệt, phụ nữ ở Châu Phi và Ấn Độ thường là mục tiêu nhắm đến của các chiến lược tiếp thị, quảng cáo rượu, bia với việc tuyên truyền đây là thức uống của sự tự do.

WHO cho biết, việc tiếp thị rượu, bia cũng nhắm đến nam giới, phần lớn do quan niệm đàn ông phải uống nhiều bia, rươu. Với những đối tượng này, khả năng tiêu thụ nhiều rượu, bia của họ có thể làm bùng phát các nguy cơ, những hành vi nguy hiểm khác nhau.

Tuy nhiên, phụ nữ lại phải gánh chịu nhiều tác hại từ rượu bia hơn, dù mức độ tiêu thụ những đồ uống này thấp hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra chứng rối loạn sử dụng rượu phát triển nhanh hơn ở phụ nữ, và họ cũng đang phải đối mặt nhiều tác hại gián tiếp từ việc sử dụng thức uống có cồn của người thân trong gia đình hoặc những người khác.

Cộng đồng LGBTQ cũng phải đối mặt với những tác hại khác nhau, thường tiêu thụ nhiều rượu hơn và gặp nhiều vấn đề về sử dụng chất gây nghiện hơn so với các đối tượng khác.

WHO cho biết uống rượu, bia là nguyên nhân gây ra hơn 200 loại bệnh và tình trạng chấn thương, bao gồm một số bệnh như ung thư, xơ gan và các bệnh tim mạch.

Lạm phát khu vực Eurozone tiếp tục xu hướng giảm nhẹ

Theo số liệu ngày 1/2 của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), lạm phát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 1/2024 đã giảm nhẹ xuống 2,8%, so với mức 2,9% trong tháng 12/2023, chủ yếu nhờ xu hướng tăng giá cả lương thực thực phẩm có phần chững lại.

lam phat khu vuc eurozone tiep tuc xu huong giam nhe 57e 7088422
Biểu tượng của khu vực đồng t.iền chung châu Âu (Eurozone). Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Eurostat, mức lạm phát trong tháng 1 vừa qua vẫn cao hơn mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và cao hơn so với mức dự đoán 2,7% mà giới phân tích đưa ra trong khảo sát của hãng Bloomberg và công ty dữ liệu tài chính FactSet. Mặc dù vậy, chỉ số này đã thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 10,6% trong tháng 10/2022 – thời kỳ giá các mặt hàng năng lượng tăng mạnh.

Chuyên gia kinh tế Peter Vanden Houte thuộc tập đoàn ngân hàng và dịch vụ tài chính đa quốc gia ING Bank thận trọng: “Vẫn còn quá sớm để tuyên bố về chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát”.

Với tỷ lệ lạm phát tháng 1 như trên, ECB yên tâm với chính sách thận trọng về lãi suất, theo đó chưa vội cắt giảm lãi suất, sau thời gian tạm ngừng chuỗi tăng lãi suất chưa từng có tiền lệ nhằm “ghìm cương” lạm phát. Mặc dù vậy, giới đầu tư vẫn hy vọng ECB có thể sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất vào trước mùa hè này.

Cụ thể, trong “rổ” hàng hóa để tính chỉ số lạm phát, chỉ số giá lương thực thực phẩm và đồ uống trong tháng 1 vừa qua đã giảm xuống còn 5,7% so với mức 6,1% trong tháng trước đó. Chỉ số giá các mặt hàng năng lượng giảm xuống 6,3% so với mức 6,7% trong tháng 12/2023.

Chỉ số lạm phát lõi, không tính giá năng lượng, lương thực thực phẩm, thuốc lá và đồ uống có cồn, cũng giảm xuống 3,3% trong tháng 1, từ mức 3,4% trong tháng 10/2023. ECB quan tâm nhiều hơn đến lạm phát lõi và ECB cho rằng chỉ số này giảm chậm trong tháng 1 sẽ vẫn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát dai dẳng.

Hồi tuần trước, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cảnh báo căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông làm gia tăng rủi ro đối với lạm phát, đồng thời nhấn mạnh ECB sẽ không sớm thực hiện chính sách cắt giảm lãi suất, mặc dù tỷ lệ lạm phát đang có xu hướng giảm nhẹ trong thời gian này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *