Nhiều em bé bị suy thận giai đoạn cuối được hồi sinh sự sống

Từng là những đ.ứa t.rẻ thoi thóp trên giường bệnh phải lọc m.áu định kỳ, các em đã hồi sinh sự sống nhờ ghép thận, tiếp tục ước mơ đến trường và hòa nhập với cuộc sống.

Kể từ sau ca ghép thận thành công đầu tiên vào năm 2004, đến nay Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghép thận cho 62 t.rẻ e.m, mang đến cuộc sống mới cho các em bé từng bên bờ sinh tử.

Gần 1 năm gắn với giường bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung ương với các đợt lọc m.áu chu kỳ bởi căn bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, b.é g.ái N.A.N (9 t.uổi, TP Hồ Chí Minh) cuối cùng đã chờ được quả thận phù hợp để ghép thận. Ca phẫu thuật vào đầu tháng 3/2024 đã hồi sinh cuộc đời mới cho bé.

Theo chia sẻ của bác sĩ, tuy đã 9 t.uổi nhưng bé A.N chỉ nặng 22kg, cao 1m24, thấp bé hơn nhiều so với các bạn cùng trang lứa. Cách đây hơn 1 năm, b.é g.ái được chẩn đoán mặc bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, kèm theo tăng huyết áp, suy tim, phải lọc m.áu chu kỳ 3 lần/tuần tại Khoa Thận và Lọc m.áu, Bệnh viện Nhi Trung ương. Còn rất nhỏ đã phải chạy thận nhân tạo khiến cuộc sống của bé gắn liền với giường bệnh, sức khỏe yếu ớt, kèm theo nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng. Ghép thận là biện pháp duy nhất giúp bé nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển như trẻ bình thường. Ca lấy và ghép diễn ra trong 5 giờ, cháu bé phục hồi nhanh chóng, háo hức được đến trường cùng các bạn.

nhieu em be bi suy than giai doan cuoi duoc hoi sinh su song 7c9 7130322

Một ca ghép thận cho bệnh nhi.

Theo ThS.BS Lê Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung ương, đây là ca ghép thận t.rẻ e.m thứ 62 thành công tại Bệnh viện Nhi Trung ương kể từ năm 2004. Mỗi ca bệnh sẽ có những đặc thù khác nhau. Ca bệnh này, các bác sĩ phải cắt bớt và tạo hình lại 2 nhánh của tĩnh mạch thận trước khi nối lại và ghép.

19 t.uổi, n.ữ s.inh T.M (trú tại Hải Phòng) xinh đẹp và tràn đầy sức thanh xuân ở trường đại học. Ít ai biết rằng, 14 năm trước, M đã trải qua cuộc phẫu thuật ghép thận sau thời gian dài điều trị suy thận giai đoạn cuối.

Ca ghép thận đầu tiên ở Bệnh viện Nhi Trung ương là b.é t.rai V.A vào năm 2004. Sau 20 năm, V.A đang có cuộc sống hạnh phúc bên tổ ấm nhỏ của mình với một sức khỏe tốt.

Trong 62 ca ghép thận cho bệnh nhi, các bác sĩ vẫn không thể quên ca ghép thận cho cậu bé nhẹ cân “kỷ lục” nhất là b.é t.rai B.B.N (Thái Nguyên). B bẩm sinh chỉ có 1 quả thận bên phải và bị thiểu sản, khi được 10 tháng t.uổi, bé được phát hiện chứng suy thận. Căn bệnh khiến cậu bé còi cọc, lên 6 t.uổi mà chỉ nặng 12kg, cao 110cm. Năm 2019, cậu bé có dấu hiệu tăng kali m.áu, mức lọc cầu thận giảm thấp và được chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối, có chỉ định ghép thận. Mẹ của bé là người cho con thận và các bác sĩ đã tiến hành lấy – ghép thận thành công. Sau khi hồi phục và được xuất viện, cậu bé đã có một cuộc sống mới.

Theo các bác sĩ, nếu không được ghép thận, với các bệnh nhi suy thận giai đoạn cuối, cuộc sống chỉ lay lắt với lịch chạy thận nhân tạo dày đặc suốt đời, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống cũng như tương lai của trẻ, kinh tế gia đình suy kiệt. Hơn nữa, chạy thận nhân tạo kéo dài còn ảnh hưởng đến chức năng tim mạch, nguy hiểm tới tính mạng.

BS Nguyễn Thu Hương, Trưởng khoa Thận và Lọc m.áu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khả năng chữa khỏi bệnh suy thận ở mỗi cháu khác nhau, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giai đoạn, nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng, cũng như khả năng đáp ứng phương pháp điều trị. Khi thấy nghi ngờ con mắc bệnh suy thận hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường, cha mẹ phải chủ động đưa con đi khám sớm. Nếu phát hiện sớm và điều trị sớm, cơ hội phục hồi hoàn toàn là có thể.

Ghép thận là biện pháp cuối cùng để cứu tính mạng trẻ, mang lại cho các cháu một cuộc sống mới. Nguồn thận hiến hiện nay còn rất hiếm, đa số bệnh nhi ghép thận là từ bố mẹ, anh chị em ruột hiến. Theo các bác sĩ, ghép tạng cho t.rẻ e.m khó khăn hơn ghép cho người lớn. Đến nay, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ thành công sau ghép là khoảng 98,2% với độ t.uổi trung bình là 13,3 t.uổi.

Suy thận nặng vì tin cỏ mực, đậu đen xanh lòng

Gần đây, nhiều bệnh nhân phải nhập viện điều trị suy thận, thậm chí lọc m.áu sau khi uống các loại thảo dược, lá thuốc theo truyền miệng.

Bệnh nhân HTA (nam, 48 t.uổi, ngụ Long An) có t.iền căn bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, bệnh thận mạn giai đoạn 3, đang điều trị suy thận tại BV Nguyễn Tri Phương, TP.HCM.

Bổ chưa thấy đã phải nhập viện

Cách lúc nhập viện một tuần, bệnh nhân nghe người quen mách uống cỏ mực giúp bổ thận nên sắc cỏ mực uống liên tục, ngày 2-3 chén, có những ngày uống thay nước lọc. Sau đó ít lâu thì xuất hiện tiểu ít dần, hay khó thở.

Bệnh nhân đến BV Nguyễn Tri Phương trong tình trạng phù toàn thân, khó thở phải ngồi, tiểu ít. Bác sĩ (BS) chẩn đoán bệnh nhân bị tổn thương thận cấp nghĩ do độc chất. Sau chạy thận cấp cứu lần một, bệnh nhân bắt đầu có nước tiểu dần trở lại, được ngưng chạy thận và tiếp tục theo dõi ngoại trú tại phòng khám chuyên khoa thận.

Tiếp đó là bệnh nhân PVH (nam, 47 t.uổi, ngụ Vĩnh Long) đến khám tại BV Bình Dân, TP.HCM trong tình trạng ăn uống kém, da xanh xao, chân đau nhức không rõ nguyên nhân, cơ thể mệt mỏi.

Qua kiểm tra, các BS chẩn đoán bệnh nhân đã suy thận giai đoạn 5, phải nhập viện để lọc m.áu nhằm tránh nguy cơ hôn mê, t.ử v.ong do các biến chứng suy thận cấp gây ra.

suy than nang vi tin co muc dau den xanh long b72 7037037
Khoa Thận – Lọc m.áu BV Nguyễn Tri Phương. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Trước đó, bệnh nhân có uống thuốc điều trị suy thận nhưng khi thấy đỡ đau mệt lại bỏ thuốc để uống cỏ mực và đậu đen xanh lòng. Hơn ba tháng điều trị theo lời đồn thì suy thận nặng như trên. Theo các BS, nếu đáp ứng điều trị bằng thuốc kém, chức năng thận không phục hồi tốt hơn, bệnh nhân sẽ phải lọc m.áu định kỳ suốt đời.

Còn bệnh nhân NTN (nữ, 39 t.uổi, ngụ T.iền Giang) tái khám tại BV Bình Dân trong tình trạng người phù nặng, bụng báng, đau nhức khắp người, phải ngồi xe lăn. Sau khi thăm khám, các BS chỉ định bệnh nhân nhập viện điều trị vì đã rơi vào suy thận độ 4.

Trước đó, bệnh nhân bị bệnh thận và đã điều trị tại BV một thời gian. Khoảng nửa năm trở lại đây, bệnh nhân ngưng điều trị chuyển sang uống lá thuốc do được người quen mách. Mỗi ngày uống một thang, liên tục trong năm tháng bệnh nhân đã uống 150 thang thuốc.

Hiện bệnh nhân đang được nhập viện điều trị và dùng thuốc. Nếu diễn tiến tốt sẽ phục hồi độ lọc cầu thận, duy trì chức năng thận, bằng không có thể phải lọc m.áu.

Nguy cơ lọc m.áu suốt đời

BS CKII Lê Thị Đan Thùy, Trưởng khoa Nội thận – Lọc m.áu BV Bình Dân, cho biết bệnh nhân bị bệnh thận nếu tự ngưng điều trị, thay thế thuốc hoặc uống các loại lá không rõ nguồn gốc dễ dẫn tới suy thận không thể phục hồi, phải lọc m.áu suốt đời.

Cũng theo BS Thùy, người bệnh thận mạn chức năng thận vốn đã kém nên việc dùng các hoạt chất từ cây cỏ, lá thuốc, ngay cả ăn uống thường ngày đều phải cẩn trọng, tránh suy thận nặng hơn. Đồng thời, bệnh nhân phải đi khám, kiểm soát thường xuyên các chỉ số như protein niệu, các xét nghiệm để đ.ánh giá chức năng thận.

“Người suy thận cần tuân thủ điều trị và có chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý thì mới kiểm soát tốt biến chứng trên thận, có thể bảo tồn chức năng thận ổn định dù phát hiện suy thận nhiều năm” – BS Thùy nói thêm.

ThS-BS CKII Vũ Thị Minh Hoa, Trưởng khoa Thận – Lọc m.áu BV Nguyễn Tri Phương, cho hay gần đây khoa tiếp nhận nhiều ca suy thận do uống cỏ mực, cây lá hoặc thuốc Đông y không rõ nguồn gốc. Khoảng 70% trong số đó phải chạy thận, lọc m.áu.

Theo BS Hoa, có những bệnh nhân mới uống vài thang cỏ mực, vào BV trong tình trạng tổn thương thận cấp. Trường hợp này BS có thể điều trị để bệnh nhân thoát khỏi tình trạng cấp tính.

Tuy nhiên, nếu không theo dõi diễn tiến, khả năng sau này bệnh nhân có thể bị suy thận mạn.

“Vài bệnh nhân uống cỏ mực trong thời gian dài (trên ba tháng) nhập viện trong tình trạng suy thận nặng, thận không phục hồi, phải lọc m.áu suốt đời. Có người bị nặng, tổn thương nhiều cơ quan chứ không riêng suy thận” – BS Hoa thông tin, đồng thời cho biết nhiều người không bệnh nhưng vẫn uống cỏ mực thường xuyên mong mát gan, bổ thận, vô tình làm tổn thương gan, thận.

“Suy thận giai đoạn sớm, mức độ nhẹ không cần điều trị nhiều, chỉ cần theo dõi kiểm soát huyết áp, tiểu đường, tuân thủ điều trị tốt. Tránh tự ý dừng thuốc hoặc dùng kèm các loại thuốc, lá không rõ nguồn gốc, không những bệnh không khỏi mà còn nguy hiểm đến tính mạng” – BS Hoa khuyến cáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *