Phương pháp này đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả trong việc loại bỏ vi nhựa khỏi nước uống hàng ngày.
Vi nhựa đang dần trở thành một vấn nạn toàn cầu, khi chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của con người theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt là qua con đường thức ăn và đồ uống.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, các vi nhựa gồm polystyrene, polyetylen, polypropylen và polyetylen terephthalate tồn tại trong nước máy mà ta uống mỗi ngày với số lượng khác nhau, tùy vào chất lượng nước tại từng khu vực.
Trong khi theo nghiên cứu mới được công bố tại Mỹ, 1 lít nước đóng chai trung bình có gần 250.000 hạt vi nhựa vô hình. Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã xem xét 5 mẫu nước đóng chai từ 3 nhãn hiệu phổ biến. Sau khi tính toán, họ phát hiện mật độ hạt vi nhựa dao động trong khoảng 110.000-400.000 hạt/lít, trung bình ở mức khoảng 240.000 hạt/lít.
Theo các nhà khoa học, nếu con người vô tình hấp thụ các độc tố từ hạt vi nhựa sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng hóc-môn, ảnh hưởng đến cấu trúc não, hô hấp, tiêu hóa và suy yếu hệ miễn dịch. Đặc biệt, nếu phụ nữ đang trong thời kỳ thai nghén mà hấp thụ quá nhiều hạt vi nhựa rất dễ dẫn đến tình trạng sảy thai. Đến thời điểm này, vẫn chưa có số liệu cụ thể xác định hàm lượng cho phép của hạt vi nhựa trong nước và thực thẩm. Tuy nhiên, ảnh hưởng cực xấu từ hạt vi nhựa đối với sức khỏe người là điều khó tránh khỏi.
Việc đun sôi nước trước khi uống là vô cùng đơn giản và hiệu quả. Phương pháp này được chứng minh là có thể “ khử nhiễm” nhựa vi mô (NMP) khỏi nước máy gia đình, cũng như giảm bớt lượng NMP hấp thụ của con người thông qua việc tiêu thụ nước. Ảnh minh họa.
Trước thực tế này, một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Y Quảng Châu và Đại học Tế Nam (Trung Quốc) đã tìm ra phương pháp tương đối đơn giản và hiệu quả để loại bỏ chúng khỏi nước uống.
Đó là kết hợp giữa đun sôi và lọc bỏ bất kỳ chất kết tủa nào có trong nước. Phương pháp tưởng như đơn giản này, lại vô cùng hiệu quả để chống lại vi nhựa.
Theo nghiên cứu được công bố, có tới 90% nhựa nano và nhựa vi mô (NMP) có thể được loại bỏ bằng quá trình đun sôi và lọc, dù hiệu quả sẽ thay đổi tùy theo từng loại nước.
Dưới phương diện người dùng, lợi ích lớn nhất là chúng ta có thể làm điều đó bằng những gì có sẵn trong căn bếp.
“Việc đun sôi nước trước khi uống là vô cùng đơn giản và hiệu quả. Phương pháp này được chứng minh là có thể “khử nhiễm” NMP khỏi nước máy gia đình, cũng như giảm bớt lượng NMP hấp thụ của con người thông qua việc tiêu thụ nước”, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chúng ta vẫn nên lọc qua nước trước khi uống nhằm loại bỏ các cặn vôi (tên khoa học: canxi cacbonat) sau khi chúng hình thành từ quá trình đun sôi nước. Quá trình lọc nước này có thể được thực hiện đơn giản với một lưới lọc trà.
Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng với việc phổ biến tác hại của vi nhựa và cách loại bỏ chúng, thói quen uống nước đun sôi có thể trở nên phổ biến hơn trong bối cảnh chất thải nhựa vẫn còn là một vấn nạn trên thế giới.
Dùng ấm điện để đun nước, cứ 10 nhà thì 9 nhà mắc phải sai lầm này, nên nhắc người thân sửa sớm
Tuy việc sử dụng ấm điện để đun nước rất đơn giản nhưng nhiều người vẫn mắc sai lầm làm rút ngắn t.uổi thọ của thiết bị cũng như gây hại cho sức khỏe con người.
Rất nhiều gia đình dùng ấm điện để đun nước vì tính tiện lợi của nó. Chỉ cần cho nước vào ấm, bật công tắc lên và đợi vài phút là có nước sôi để sử dụng ngay.
Tuy việc sử dụng ấm điện để đun nước rất đơn giản nhưng nhiều người vẫn mắc sai lầm làm rút ngắn t.uổi thọ của thiết bị cũng như gây hại cho sức khỏe con người. Điển hình là 5 lỗi sau, cứ 10 nhà thì 9 nhà mắc phải.
1. Mua ấm điện loại nào cũng được
Chức năng chính của ấm điện là đun sôi nước, nhiều bạn mua ấm điện đều nghĩ rằng ấm loại nào cũng giống nhau, loại rẻ t.iền cũng được, miễn là có thể đun sôi nước. Nhưng thực tế, khi mua ấm điện, bạn nên chọn những chiếc ấm được làm bằng chất liệu thép không gỉ.
Thực ra thép không gỉ được chia thành nhiều loại. Khi mua ấm điện, tốt nhất nên chọn ấm được làm bằng thép không gỉ 304. Loại thép này được có khả năng chống ăn mòn và chịu được nhiệt độ cao. Mua ấm điện làm bằng loại thép này thì nước sau khi được đun sôi sẽ đảm bảo an toàn hơn.
2. Cho quá nhiều nước vào ấm điện
Nhiều người có thói quen đổ đầy nước vào ấm điện, nhưng việc này thực sự tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nguyên nhân là nước bên trong sẽ tràn ra khi sôi, và nước còn có thể chảy vào đế ấm, gây đoản mạch, hỏng hóc.
Trên thực tế, mực nước tối đa được ghi trên thành trong của ấm. Khi đun nước, không nên đổ nước vượt quá mức này để đảm bảo an toàn về điện trong gia đình.
3. Bật nguồn điện của ấm trước rồi mới cho nước vào
Khi sử dụng ấm điện, một số người có thói quen bật nguồn điện của ấm trước rồi mới lấy ca, vật chứa khác múc nước đổ vào ấm điện. Cách này sẽ gây hư hại cho ấm đun nước, vì nếu không có nước trong ấm điện thì ấm sẽ ở trạng thái sôi khô.
Mặc dù thời gian ấm sôi khô mỗi lần không quá lâu, nhưng tình trạng này kéo dài dễ làm ấm bị cháy, thậm chí có thể gây ra đoản mạch, chập điện. Vì vậy, khi sử dụng ấm điện để đun nước, trước tiên chúng ta nên đổ nước vào ấm rồi mới đặt ấm lên đế ấm và cắm điện, bật công tắc.
Khi đặt ấm điện lên đế, bạn cũng phải quan sát xem trên đế có còn vệt nước nào không. Nếu có nước trên đó, hãy lau khô trước khi đặt ấm lên, nếu không có thể xảy ra đoản mạch. Sau mỗi lần sử dụng, nên rút nguồn điện của ấm ra.
4. Đổ hết nước ra ngoài sau khi đun sôi nước
Nước sau khi đun sôi, chúng ta cần đổ vào bình nước hoặc phích nước để sau này dùng pha trà hoặc làm gì đó. Nhưng khi đổ nước, chúng ta không nên đổ hết nước trong ấm đi. Tốt hơn hết hãy trừ lại một ít nước bên trong.
Nguyên nhân là do khi ấm điện vừa tắt và đế ấm vẫn còn nóng, nếu đổ hết nước trong ấm ra có thể làm rơ le nhiệt bị khô, làm ảnh hưởng tới t.uổi thọ của ấm. Vì vậy, mỗi lần chúng ta đổ nước, tốt nhất nên để lại một ít nước trong đó, lần sau đun nước thì đổ nước đi và làm sạch trước khi sử dụng, điều này có thể đảm bảo t.uổi thọ của ấm, khiến ấm nhanh hỏng.
5. Hiếm khi vệ sinh ấm điện
Chúng ta phải thường xuyên vệ sinh cặn bên trong ấm, nếu lâu ngày không làm sạch bên trong sẽ dần hình thành một lớp vảy màu vàng. Khi sử dụng một chiếc ấm như vậy để đun sôi nước, nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nước mà còn có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta. Vì vậy việc vệ sinh ấm điện là điều rất cần thiết.
Để loại bỏ cặn này, bạn hãy đổ giấm trắng vào ấm rồi cho thêm nửa bát nước. Sau đóm bật ấm điện lên để đun sôi nước.
Sau khi nước bên trong đã sôi, để yên khoảng 10 phút rồi đổ nước bên trong ra. Lúc này, bạn sẽ thấy lớp cặn ở đáy ấm đã mờ đi rất nhiều. Tiếp theo, hãy dùng giẻ lau sạch là cặn bẩn bên trong ấm sẽ được loại bỏ hoàn toàn.
Sở dĩ giấm có thể loại bỏ cặn bẩn bên trong ấm điện là do cặn có tính kiềm, giấm trắng có chứa axit. Trung hòa axit và kiềm có thể loại bỏ cặn bên trong.