Loại rau được mệnh danh ‘tiên dược đại dương’ nhưng vẫn có thể gây hại

Rong biển được mệnh danh là ‘tiên dược đại dương’ nhờ chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho tim, đường ruột.

Giá trị dinh dưỡng

Hàm lượng dinh dưỡng của rong biển thay đổi tùy theo loại và địa điểm phát triển. Nhưng mọi loại đều chứa vitamin và khoáng chất bao gồm: vitamin A, B2, B5, C, E, canxi, đồng, i-ốt, sắt, magie, mangan, phốt pho, selen, kẽm…

Rong biển đặc biệt giàu vitamin K, chứa nhiều protein và chất xơ, chất chống oxy hóa (hợp chất chống lại tổn thương tế bào) dưới dạng vitamin A, C và E cũng như trong các sắc tố tạo nên màu sắc cho rong biển.

loai rau duoc menh danh tien duoc dai duong nhung van co the gay hai b10 7113292

Rong biển ngày càng phổ biến trong các bữa ăn của người Việt. Ảnh minh họa: BBC

Tác dụng

Theo Webmd, rong biển là nguồn cung cấp i-ốt tuyệt vời. Khoáng chất vi lượng này rất quan trọng đối với sức khỏe của tuyến giáp, hỗ trợ điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Cơ thể không tạo ra i-ốt, vì vậy bạn phải lấy từ thực phẩm hoặc chất bổ sung.

Những lợi ích tiềm năng của rong biển bao gồm:

Cải thiện chức năng tuyến giáp

Hormone tuyến giáp giúp điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể, từ chu kỳ k.inh n.guyệt đến thân nhiệt. Nếu thiếu i-ốt, tuyến giáp không thể tạo ra đủ lượng hormone này, có thể dẫn tới bướu cổ. I-ốt đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai vì liên quan đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

Tốt cho sức khỏe đường ruột

Rong biển chứa carbohydrate hoạt động như prebiotic, là chất xơ không tiêu hóa được, nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường tiêu hóa của bạn. Đường có trong rong biển thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt và tăng mức axit béo ngắn hạn giúp niêm mạc ruột khỏe mạnh.

loai rau duoc menh danh tien duoc dai duong nhung van co the gay hai 375 7113292

Có nhiều loại rong biển với nhiều cách kết hợp với các thực phẩm khác. Ảnh minh họa: Nippon

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Các nghiên cứu ban đầu đã tìm thấy mối liên hệ giữa ăn rong biển và nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn. Một số phát hiện chỉ ra rằng polyphenol, hợp chất có trong rong biển, có thể giúp giảm huyết áp, cholesterol LDL – cholesterol “xấu” và mức cholesterol toàn phần.

Ổn định lượng đường trong m.áu

Một số bằng chứng cho thấy các hợp chất polyphenol trong rong biển có thể góp phần kiểm soát lượng đường trong m.áu. Fucoxanthin, chất chống oxy hóa có trong một số loại rong biển, cũng đóng vai trò kiểm soát đường huyết.

Nguy cơ tiềm ẩn

Ăn rong biển an toàn cho hầu hết mọi người. Nhưng có một số điều cần chú ý khi sử dụng loại rau nguồn gốc từ biển này:

Quá nhiều i-ốt: Mặc dù i-ốt rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp nhưng quá nhiều khoáng chất vi lượng này có thể phản tác dụng. Chúng ta chỉ cần lượng nhỏ i-ốt – khoảng 150 microgram mỗi ngày. Đặc biệt, t.rẻ e.m, trẻ sơ sinh và những người bị rối loạn tuyến giáp nên tránh dùng quá nhiều i-ốt.

Tương tác với một số loại thuốc: Rong biển rất giàu kali, nói chung tốt cho sức khỏe nhưng có thể gây hại cho người mắc bệnh thận. Rong biển còn chứa vitamin K có thể gây trở ngại cho các loại thuốc làm loãng m.áu như warfarin.

Một số loại rong biển có thể có hàm lượng kim loại nặng cao: Rong biển có thể chứa hàm lượng asen, cadmium, thủy ngân hoặc chì cao, tùy thuộc vào cách thức và nơi phát triển.

Món ngon từ bí ngô giúp giảm mỡ m.áu

Bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị mỡ m.áu cao hiệu quả.

Dưới đây là cách chế biến món ăn đơn giản từ bí ngô giúp giảm mỡ m.áu.

mon ngon tu bi ngo giup giam mo mau c38 7098845

Bí ngô (bí đỏ) là một thực phẩm phổ biến có thể chế biến thành nhiều món. Ngoài hương vị thơm ngon, bí ngô còn bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ngoài ra bí ngô còn chứa magie, phốt pho, kẽm, folate và một số vitamin B. Bên cạnh việc chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bí ngô còn có lượng calo tương đối thấp vì 94% là nước. Bí ngô cũng chứa rất nhiều beta-carotene, một loại carotene mà cơ thể chuyển hóa thành vitamin A.

Bí ngô giúp giảm mỡ m.áu được coi là một liệu pháp tích cực hỗ trợ người bệnh trị bệnh khi đem lại các lợi ích như:

Ngăn hàm lượng cholesterol xấu gia tăng và đào thải ra khỏi cơ thể qua đường bài tiết.

Chế biến các loại món ăn bằng dầu hạt bí ngô giúp kiểm soát lượng cholesterol vào m.áu thông qua thực phẩm dung nạp vào cơ thể.

Thành phần trong bí đỏ như Alpha-carotene hay Beta-carotene ngăn quá trình oxy hóa cholesterol xấu LDL, từ đó ngăn mảng bám ở thành mạch, giảm mỡ m.áu tăng cao.

Thành phần có trong bí ngô là hàm lượng calo thấp chiếm chỉ khoảng 6% và phần lớn còn lại là chất xơ, khoáng chất, nước và vitamin phù hợp với những ai đang muốn giảm cân vì bí ngô giúp cơ thể có cảm giác no lâu. Do đó, sử dụng bí ngô sẽ giúp ngăn tình trạng mỡ m.áu cao với người thừa cân hoặc béo phì.

Cung cấp được nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như các loại vitamin, khoáng chất như magie, kali, canxi, vitamin C, A, E, nhóm B… nên bí ngô rất có lợi trong việc bổ m.áu, tăng hồng cầu, hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh lý khác.

Với những công dụng và thành phần hoạt chất tích cực, bí ngô ngoài tác dụng hạ mỡ m.áu cao còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch, xương khớp, hệ tiêu hóa, giảm cân, làm chậm quá trình lão hóa da…

Súp bí ngô là một món ăn khai vị phù hợp: Bí ngô 300g, củ hành tây, bơ nhạt 5g, sữa tươi 100ml, nước 200ml, tỏi băm.

Bí ngô gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, thái miếng nhỏ. Hành tây bỏ vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu. Cho bơ vào chảo đun chảy rồi phi thơm tỏi, hành tây, cho bí đỏ vào xào. Đổ 200ml nước vào đun đến khi bí đỏ nhừ. Cho bí ngô vào máy xay nhuyễn rồi đổ ra nồi đun nhỏ lửa đến khi sôi rồi cho thêm sữa vào khuấy đều rồi tắt bếp.

Canh bí ngô, món ăn phù hợp với những người thích ăn món thanh mát, không quá nhiều dầu mỡ và đặc biệt hợp với những người đang có chỉ số mỡ m.áu cao.

Bí ngô 150g, tỏi 2 tép, dầu ăn 1 muỗng nhỏ, hành, mùi, gia vị. Bí ngô gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch và thái miếng nhỏ vừa ăn. Xào thơm bí ngô với tỏi, cho 1 tô nước và nêm gia vị vừa ăn, đun với lửa vừa trong 5 phút cho bí chín hẳn, thêm hành mùi cắt nhuyễn. Canh ăn kèm với cơm vừa ngon miệng vừa hạ mỡ m.áu tốt.

Bí ngô 100g, gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch và thái miếng, sau đó đem bí đỏ hấp chín rồi cho vào máy xay sinh tố với 500ml nước sôi để nguội. Bí ngô có vị ngọt tự nhiên nên người bệnh không nên cho thêm đường.

Uống trước khi ăn sáng từ 15 – 20 phút, kiên trì uống đều đặn mỗi sáng trong 1 tháng để đạt được hiệu quả.

Cháo bí ngô: Bí ngô 50g, thịt lườn gà 50g, gạo tẻ 80g.

Bí ngô gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, cắt nhỏ. Cho bí ngô vào nồi hấp 15 phút cho chín. Sau đó tán nhuyễn. Thịt gà rửa sạch xay nhuyễn. Gạo vo sạch cho vào nồi cùng 300ml nước, đun đến khi nhừ. Đến khi cháo nhừ thì cho gà và bí đỏ vào nồi cháo đun đến khi chín. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Nếu không thích thịt có thể không nấu cháo với thịt.

Bí ngô là món ăn tốt, song cần lưu ý nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, mệt mỏi, không nên ăn bí ngô thời gian dài (không quá 45 ngày và chỉ nên ăn 2 bữa/ tuần). Ăn quá nhiều và thường xuyên sẽ xuất hiện hiện tượng vàng da do lượng carotene chưa được bài tiết, chuyển hóa do đó người tiêu hóa kém, người có bệnh gan, vàng da không nên dùng. Người bị thấp khớp, đau khớp, người bệnh sốt rét không nên ăn bí ngô…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *