Giời leo (còn gọi là bệnh zona thần kinh) là bệnh nổi mẩn đỏ có nước và gây đau nhức trên da.
Bệnh có thể xảy ra bất kỳ nơi nào trên cơ thể, nhưng giời leo thường mọc thành một chùm những mụn đỏ, có thể có nước, thường ở một bên cơ thể và kéo dài dọc theo những đám dây thần kinh.
1. Nguyên nhân gây bệnh giời leo
Bệnh giời leo là kết quả của sự tái hoạt động của virus Herpes Zoster (Varicella – Zoster virus hoặc VZV), cũng là virus gây nên bệnh thủy đậu. Đây là bệnh ngoài da do nhiễm virus với dấu hiệu nhận biết đặc trưng là phát ban da màu đỏ, gây đau và rát.
Virus này có thể ẩn náu trong cơ thể sau khi bị thủy đậu và tái hoạt động khiến người bệnh mắc giời leo. Các yếu tố làm giảm sức đề kháng như t.uổi cao, stress, bệnh mạn tính, điều trị hóa trị, xạ trị hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
2. Triệu chứng của bệnh giời leo
Bệnh giời leo có những dấu hiệu và triệu chứng như sau:
Đặc trưng của bệnh giời leo thường có biểu hiện là một dải mụn nước li ti nổi ở một bên của cơ thể. Đặc biệt là ở phần thân trên, cổ và mặt. Những biểu hiện thông thường của bệnh giời leo là:
Tại vùng da phát bệnh thường hơi đỏ, đau rát nhẹ. Ngoài ra sẽ kèm theo ngứa, căng, đau nhức dai dẳng và đau đầu mệt mỏi kéo dài.
Đôi lúc người bệnh sốt cao, cần đặc biệt chú ý biểu hiện này ở trẻ nhỏ.
Xuất hiện dải ban đỏ nề nhẹ, gò hơi cao so với mặt da, nổi mẩn theo dây thần kinh, rải rác hoặc cụm lại thành dải, thành vệt.
Sau một thời gian phát triển thành mụn nước chứa dịch, căng khó vỡ, các mụn nước tập trung thành cụm và to dần.
Mụn nước vỡ ra, chảy nước và hóa thành sẹo.
Virus Varicella – Zoster là nguyên nhân gây ra bệnh giời leo.
Tuy rằng bệnh giời leo không gây c.hết người, nhưng bệnh có thể để lại những hậu quả rất nguy hiểm.
Người bệnh có thể bị đau thần kinh mạn tính sau khi hết nổi mẩn trên da. Khi các mụn nước lành hẳn và da đã trở lại bình thường, bệnh nhân vẫn còn đau, nhức buốt, tê tê vùng da đã bị giời leo. Thường là do dây thần kinh vùng này bị viêm, dẫn đến tổn thương lâu dài. Bệnh nhân có thể cần phải uống kháng viêm thần kinh lâu dài, tập vật lý trị liệu, chữa các bệnh mạn tính khác có liên quan (như tiểu đường) để giúp dây thần kinh hồi phục nhanh hơn.
Mù mắt là một biến chứng phức tạp khi giời leo ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác và xảy ra trên vùng mặt gần mắt. Thường bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức mắt kèm theo nổi mẩn. Bệnh nhân cần được chuyển qua bác sĩ chuyên khoa mắt gấp nếu có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến mắt.
Tổn thương lâu dài các vùng dây thần kinh khác, ví dụ như mất cảm giác trên da (nếu dây thần kinh cảm giác da), mất cân bằng hay mất thính giác (nếu như dây thần kinh thính giác bị tổn thương).
Ngoài ra, người bệnh có thể bị n.hiễm t.rùng da do vùng da bị l.ở l.oét, có thể bị nặng hơn với các bệnh mạn tính về da như viêm da cơ địa hay bệnh vảy nến.
3. Bệnh giời leo có lây không?
Con đường lây truyền của virus gây giời leo là tiếp xúc trực tiếp với dịch trong các mụn nước hoặc hít phải không khí chứa virus khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Bệnh không lây qua tiếp xúc thông thường.
Tuy nhiên, người chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng thủy đậu có thể nhiễm virus gây ra bệnh thủy đậu khi tiếp xúc với dịch trong các mụn nước của người bệnh.
4. Phòng bệnh giời leo
Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vaccine thủy đậu để làm giảm nguy cơ mắc bệnh, giúp tăng sức đề kháng chống lại virus. Tất cả t.rẻ e.m nên được tiêm hai liều vaccine thủy đậu. Những người trưởng thành chưa bao giờ bị thủy đậu cũng nên tiêm ngừa.
Ngoài ra, cần tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch bằng cách ăn uống cân bằng, nghỉ ngơi đủ, tập thể dục thường xuyên và tránh căng thẳng. Tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh giời leo hoặc thủy đậu nếu bạn chưa từng mắc hai loại bệnh này hoặc chưa tiêm phòng.
Đặc trưng của bệnh giời leo thường có biểu hiện là một dải mụn nước li ti nổi ở một bên của cơ thể.
5. Cách điều trị bệnh giời leo
Chữa trị giời leo bắt đầu bằng chẩn đoán đúng, vì một số trường hợp bệnh nhân có thể nghĩ mình bị đau nhức thần kinh, dẫn đến chẩn đoán chậm và có thể có biến chứng. Chữa trị đúng và sớm giúp giảm thiểu lây lan, triệu chứng và các biến chứng về sau.
Các thuốc hiện nay dùng để chữa giời leo được dùng kết hợp với nhau, trong đó là thuốc kháng virus; Thuốc giảm đau thần kinh; Thuốc chống động kinh hay chống trầm cảm; Thuốc bôi giảm ngứa;
Bệnh giời leo thường kéo dài từ 2 đến 6 tuần, trong đó những ngày đầu tiên rất quan trọng trong việc chẩn đoán đúng và dùng thuốc.
Khi điều trị tại nhà bệnh nhân cần chú ý:
Không chà xát hoặc để nước bẩn tiếp xúc với vùng da nổi mụn nước, tránh làm cho các mụn nước vỡ ra, vì điều này dễ dẫn đến tình trạng n.hiễm t.rùng.
Rửa vùng da bị tổn thương bằng nước muối loãng hoặc thuốc rửa chuyên biệt do bác sĩ chỉ định.
Rửa tay thường xuyên và đúng cách, nhất là khi vừa chăm sóc vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, cũng cần mặc đồ rộng rãi, thoải mái.
Để tránh gây ra các biến chứng rắc rối, người bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu chất béo: Vì chúng sẽ làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn và bệnh lâu lành hơn.
Rượu bia: Đồ uống có cồn sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch, khiến virus lây lan mạnh hơn.
Các sản phẩm được chế biến từ socola, yến mạch, mầm lúa mì, dừa…
Ngũ cốc tinh chế: Chúng sẽ làm tăng lượng đường trong m.áu, tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng và khiến cho vết phỏng lâu lành.
Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt. Tuyệt đối
không được gãi để tránh bị nhiễm khuẩn và không để lại sẹo sau này.
Bị giời leo nên ăn và nên tránh những thực phẩm nào?
Khi bị zona thần kinh hay dân gian còn gọi là bệnh giời leo, ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống tăng cường miễn dịch.
Bệnh giời leo là cách gọi tên dân gian khá phổ biến nhưng thực chất đây là bệnh lý da nhiễm siêu vi do sự tái hoạt động của virus thủy đậu. Bệnh có những triệu chứng ban đầu như cảm giác ngứa, châm chích, bỏng rát hay đau nhức một vùng da ở một bên cơ thể. Sau đó bệnh nhân thường bị nổi ban đỏ trên da, mụn nước, bóng nước vỡ thành các vết rỉ dịch…
ThS.BS. Nguyễn Ngọc Oanh, Khoa Da liễu, BV Bạch Mai cho biết, bệnh zona do sự tái hoạt động của virus varicella zortes (VZV) gây nên. Virus đầu tiên xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh thủy đậu, sau đi vào các hạch thần kinh giao cảm và tiềm ẩn trong đó nhiều năm. Khi được tái hoạt hóa, virus theo các dây thần kinh cảm giác gây ra các thương tổn ngoài da gọi là bệnh zona.
Bất kỳ ai đã từng mắc bệnh thủy đậu đều có thể khởi phát bệnh zona, nguy cơ cao ở những người có sức đề kháng kém hoặc hệ miễn dịch suy yếu.
Chế độ ăn uống tốt tăng cường sức đề kháng giúp ích cho người bệnh giời leo. Ảnh minh họa.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bệnh zona (giời leo)
Bệnh zona có thể gây ra những biến chứng về sức khỏe nhưng điều trị sớm và thực hiện một chế độ ăn uống phù hợp giúp ích đáng kể. Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh rất quan trọng trong việc chống lại virus bệnh zona – điều đó có nghĩa là chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh đóng một vai trò quan trọng.
ThS. Davi Santana, nghiên cứu chuyên môn về Dinh dưỡng ứng dụng trường Đại học Campinas (UNICAMP) cho biết, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu như một số người lớn t.uổi có nhiều khả năng mắc bệnh zona hơn. Một số loại thực phẩm giúp tăng tốc độ phục hồi sau bệnh zona bằng cách nuôi dưỡng hệ thống miễn dịch và giảm viêm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có hệ miễn dịch yếu hơn, chẳng hạn như người lớn t.uổi.
Những thực phẩm này giúp ích theo nhiều cách, bao gồm chống lại virus, giúp cơ thể phục hồi sau các đợt bùng phát chất độc thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch, sửa chữa các dây thần kinh bị tổn thương, thúc đẩy phát triển dây thần kinh mới, làm dịu chứng viêm da, thanh lọc hệ thống.
Cùng với việc hỗ trợ sức khỏe nói chung, một chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng là chiến lược lâu dài hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh tật, tăng cường hệ thống miễn dịch.
2. Một số dưỡng chất cần thiết với người bệnh zona
ThS.BSCKII Phạm Ngọc Hảo, Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện 19-8 cho biết khi bị zona người bệnh nên bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin C, vitamin B12 nhằm giúp cơ thể nhanh hồi phục…
Đối với người lớn t.uổi mắc bệnh zona, việc giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh phải là mục tiêu chính, nguy cơ mắc bệnh zona có thể giảm đáng kể nhờ bổ sung các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C, E; kẽm; acid folic, sắt.
Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm được khuyên dùng với người bệnh zona, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của người bệnh:
Thực phẩm giàu lysine, ít arginine
Thực phẩm protein chứa lượng acid amin khác nhau, hai trong số đó là lysine và arginine. Virus gây bệnh zona có thể sử dụng acid amin arginine để sinh sản trong nhân tế bào. Khả năng nhân lên của nó giúp virus lây nhiễm thành công vào cơ thể người bệnh trong thời gian dịch bệnh bùng phát. Acid amin lysine có tác dụng chống virus bằng cách ngăn chặn hoạt động của arginine, giúp ngăn chặn khả năng nhân lên của virus. Vì lý do này, nên ăn thực phẩm có tỷ lệ lysine cao khi có dấu hiệu đầu tiên của đợt bùng phát.
Thực phẩm giàu protein như sữa, thịt gia cầm, cá, thịt bò rất giàu lysine và tương đối ít arginine. Chọn các loại thực phẩm từ sữa phổ biến như sữa chua, phô mai, sữa để có hàm lượng lysine phong phú và nên chọn các loại ít béo. Cá hồi, cá tuyết chấm đen, cá ngừ, cá trích, cá rô là những loại cá tốt trong danh mục này, trong khi ức gà là một lựa chọn tốt cho gia cầm. Thịt bò đặc biệt giàu lysine, với tỷ lệ lysine cao hơn arginine, hơn nữa các miếng thịt như thăn có ít chất béo bão hòa hơn.
Một số loại cá rất giàu lysine, tương đối ít arginine tốt cho tình trạng sức khỏe khi bị giời leo. Ảnh minh họa.
Thực phẩm giàu vitamin C, A, E, B12, D, kẽm:
Vitamin C, A, E, B12, D, kẽm giúp giảm nguy cơ phát triển các đợt tấn công của bệnh zona. Vitamin giúp não và hệ thần kinh hoạt động bình thường, thậm chí có thể giúp bớt mệt mỏi hơn.
Vitamin B, đặc biệt là B12, cũng giúp bảo vệ cơ thể chống lại tác động của chứng đau dây thần kinh sau herpes.
Virus bệnh zona tấn công hệ thần kinh trung ương, vì vậy, nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B như thịt bò, sữa, trứng, gia cầm…
Tăng cường tiêu thụ vitamin C góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch, đẩy nhanh quá trình phục hồi khi bị giời leo, hãy sử dụng các loại trái cây, rau quả có màu cam, vàng. Vì virus zona “ẩn náu” trong gan nên vitamin C giúp làm sạch và phục hồi cơ quan này.
Có một số chất phytochemical và enzyme có đặc tính chữa bệnh đặc biệt có trong đu đủ. Những thứ này có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại bệnh giời leo.
Ví dụ những thực phẩm giàu kẽm và một số vitamin:
Carbohydrate phức tạp
Carbohydrate phức tạp chẳng hạn như những chất có trong lúa mạch, gạo lứt, khoai lang có thể giúp giảm viêm, khiến những thực phẩm này trở thành lựa chọn tốt hơn so với những thực phẩm chứa đường đơn giản.
Thực phẩm giàu acid béo omega -3
Acid béo omega-3 cũng có tác dụng chống viêm đáng kể. Chúng có trong các loại thực phẩm như: Cá có dầu như cá hồi, hạt lanh, quả hạnh…
Rau
Rau diếp (các loại có lá màu xanh đậm hoặc đỏ) có tác dụng kháng virus đồng thời kiềm hóa cơ thể. Các loại rau diếp như romaine có chứa các hợp chất an thần giúp thư giãn thần kinh, làm dịu cơ thể, rất hữu ích cho những ai có triệu chứng hoặc tình trạng do virus gây viêm dây thần kinh.
Măng tây có chứa các hợp chất có thể ức chế sự phát triển của bệnh zona. Ngoài nhiều lợi ích sức khỏe khác, măng tây còn là chất kiềm mạnh. Măng tây hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho những người có hệ thống cơ thể có tính acid do sự tích tụ chất độc từ một căn bệnh như bệnh zona.
Chất xơ
Các bữa ăn giàu chất xơ không hòa tan, giúp làm giảm táo bón do một số loại thuốc kháng virus dùng để điều trị cơn đau do bệnh zona gây ra (ví dụ: Acyclovir). Ăn những thực phẩm giàu chất xơ cùng với việc uống 8 đến 10 ly nước mỗi ngày sẽ làm mềm phân, giúp tăng nhu động ruột.
Sữa chua
Acid amin L-lysine và men vi sinh có trong sữa chua đã được chứng minh là làm giảm khả năng nhân lên của virus bệnh zona.
3. Những thực phẩm nên tránh khi bị giời leo
Khi bị giời leo nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều acid amin arginine như: socola, yến mạch, lúa mì. Ảnh minh họa.
Theo TS.BS. Lê Thái Vân Thanh, thành viên Hội Da liễu Việt Nam, Hội Da liễu châu Á: Với người đã bị zona, nên kiêng ăn thực phẩm giàu chất béo, rượu bia, hạn chế ngũ cốc tinh chế quá kỹ, vì những thực phẩm này sẽ làm tăng lượng đường huyết, tăng n.hiễm t.rùng, khiến cho vết phỏng lâu lành.
Dưới đây là một số loại thực phẩm, đồ uống mà người bị mắc zona nên tránh:
Thực phẩm giàu arginine
Thông thường, thực phẩm giàu arginine là nguồn acid amin phong phú có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch và thúc đẩy tuần hoàn m.áu khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi virus bệnh zona đang hoạt động trong cơ thể, tốt nhất nên hạn chế acid amin này vì chúng được biết là có tác dụng sinh sản virus khiến tình trạng bệnh zona trở nên trầm trọng hơn. Người cao t.uổi nên tránh những thực phẩm này trong thời gian bùng phát bệnh zona. Thực phẩm chứa nhiều acid amin arginine như: socola, yến mạch, lúa mì… làm lượng đường trong m.áu tăng lên cản trở quá trình phục hồi bệnh, tạo cơ hội cho virus hoạt động mạnh mẽ.
Việc ăn thực phẩm không có acid amin arginine là điều không phổ biến vì đây là một trong 20 acid amin được sử dụng để tạo ra protein trong cơ thể. Hầu hết các loại thực phẩm có chứa protein cũng sẽ chứa một lượng arginine nhất định. Tuy nhiên, một số thực phẩm có thể có hàm lượng arginine rất thấp so với các acid amin khác.
Tham khảo một số thực phẩm chứa nhiều acid amin lysine nhưng lại có hàm lượng arginine thấp hơn:
Trái cây: bơ, mơ, táo, quả mọng (dâu tây, quả việt quất, quả mâm xôi), cam, chuối, nho, dưa, dứa, đu đủ.
Rau: bông cải xanh, súp lơ trắng, rau diếp, rau bina, cải xoăn, rau mùi tây, rau dền.
Sữa: sữa, phô mai, sữa chua.
Trứng: Lòng trắng trứng.
Các loại ngũ cốc: gạo (nâu, trắng, hoang dã), lúa mạch, yến mạch, quinoa.
Các loại đậu: đậu lăng, đậu hải quân, đậu đen, đậu thận, đậu xanh.
Cá, hải sản: cá hồi, cá ngừ, cá bơn, cá tuyết.
Thịt: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt cừu.
Tảo Spirulina.
Rượu bia
Bạn không chỉ nên tránh uống rượu vì khả năng tương tác thuốc mà còn vì những tác dụng phụ tiềm ẩn của nó. Rượu làm giảm khả năng của hệ thống miễn dịch, vì vậy người lớn t.uổi mắc bệnh zona không nên uống rượu.
Thực phẩm chế biến
Thực phẩm chế biến sẵn có nhiều acid béo omega-6, đường bổ sung, muối, tất cả đều có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, đặc biệt là ở người lớn t.uổi. Những thực phẩm như vậy cũng có thể gây viêm vì vậy nên hạn chế kể cả khi không bị giời leo.
Ví dụ về thực phẩm chế biến là:
Thức ăn nhanh.
Đồ uống năng lượng nhiều đường.
Bánh ngọt, bánh quy giòn, bánh mì tinh chế.
Thực phẩm chiên ngập dầu.
Ngũ cốc có đường.
Nước ngọt.
Carbohydrate có chỉ số đường huyết cao
Khi bệnh zona bùng phát, tốt nhất nên tránh những bữa ăn có chỉ số đường huyết (GI) cao. Những thực phẩm này bao gồm carbohydrate tinh chế như:
Bánh mì trắng.
Khoai tây.
Kẹo bánh.
Ngũ cốc có đường.
Mỳ ống.
Các tế bào bạch cầu, vốn sản xuất kháng thể để t.iêu d.iệt những kẻ xâm lược, bị chậm lại do xu hướng những thực phẩm này làm tăng lượng đường trong m.áu nhanh chóng. Kết quả là khả năng miễn dịch giảm, tình trạng viêm tăng lên.
Chất béo bão hòa
Nên tránh thực phẩm giàu chất béo bão hòa nếu bị bệnh zona vì chúng có liên quan đến tình trạng viêm toàn thân.
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa bao gồm:
Bơ.
Thịt lợn béo, mỡ lợn.
Dầu dừa, dầu cọ.
Xúc xích.
Thịt xông khói.
Ngược lại, hãy tăng lượng chất béo không bão hòa.
4. Tham khảo một số thực phẩm có lợi khi bị zona (giời leo)
Nước ép cần tây chứa nhiều vitamin C là thức uống mà người bị giời leo nên uống.
Một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ trong việc chữa lành các loại bệnh zona có và không có phát ban. Những thực phẩm này hỗ trợ cơ thể phục hồi sau đợt bùng phát chất độc thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch, chữa lành dây thần kinh, kích thích tăng trưởng thần kinh, làm dịu da bị viêm, giải độc cơ thể. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh zona:
Nước ép cần tây: Dạng vitamin C độc đáo trong nước ép cần tây cung cấp năng lượng cho hệ thống miễn dịch.
Quả việt quất hoang dã giúp phục hồi hệ thống thần kinh trung ương, loại bỏ chất độc thần kinh bệnh zona ra khỏi gan. Chúng cũng giúp loại bỏ các kim loại nặng độc hại, những chất mà virus bệnh zona “ăn” vào sau đó tạo ra chất độc thần kinh gây ra nhiều triệu chứng.
Đu đủ: Các acid amin và enzyme của đu đủ kết hợp với nhau tạo ra các chất phytochemical phụ chưa được khám phá có tác dụng đẩy lùi virus. Hàm lượng vitamin C của nó là vũ khí bí mật chống virus, giúp làm sạch, tái tạo gan nơi virus bệnh zona trú ẩn. Đu đủ cũng hỗ trợ phục hồi hệ thống thần kinh trung ương khỏi tổn thương do chất độc thần kinh do virus gây ra, điều này rất quan trọng đối với các triệu chứng hoặc tình trạng do bệnh zona gây ra.
Táo loại bỏ virus khỏi đường ruột và gan: Khi ăn một quả táo, pectin di chuyển qua ruột, nó sẽ thu thập và loại bỏ virus, vi khuẩn khác như vi khuẩn, nấm men, nấm mốc trong cơ thể. Chọn táo có vỏ đỏ để có nhiều chất dinh dưỡng nhất.
Lê phục hồi, nuôi dưỡng gan đồng thời làm sạch, thanh lọc cơ quan khỏi chất thải của virus bệnh zona. Lê phục hồi lớp lót trong ruột đã bị tổn thương do virus bệnh zona.
Atisô giúp làm sạch gan khỏi các chất độc thần kinh và độc tố da do các loại virus như virus bệnh zona tạo ra.
Chuối là một loại thực phẩm chống virus mạnh mẽ với đặc tính chống viêm đáng kinh ngạc.
Khoai lang giúp làm sạch, giải độc gan khỏi sản phẩm phụ độc hại của virus bệnh zona tích tụ theo năm tháng khiến gan ứ đọng, chậm chạp. Chúng cũng giúp nuôi dưỡng các dây thần kinh vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus bệnh zona vì chất độc thần kinh của virus bệnh zona rất dễ gây viêm dây thần kinh.
Rau bina tạo ra môi trường kiềm trong cơ thể và cung cấp các vi chất dinh dưỡng có khả năng hấp thụ cao cho hệ thần kinh. Tốt nhất nên ăn rau bina sống để nhận được lợi ích của nó.
Đậu xanh chứa các hợp chất dựa trên chất diệp lục chống viêm có lợi cho triệu chứng do bệnh zona gây ra.