Con trai tôi vừa phát hiện mắc bệnh sởi. Nhưng trước đó mấy ngày cháu có ít dấu hiệu nên vẫn tiếp xúc nhiều người.
Xin hỏi bệnh có nguy cơ lây nhiễm như thế nào?
Con trai tôi vừa phát hiện mắc bệnh sởi. Nhưng trước đó mấy ngày cháu có ít dấu hiệu nên vẫn tiếp xúc nhiều người. Xin hỏi bệnh có nguy cơ lây nhiễm như thế nào?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Nó lây lan dễ dàng khi người nhiễm bệnh thở, ho hoặc hắt hơi. Nó có thể gây bệnh nặng, biến chứng và thậm chí t.ử v.ong.
Bệnh sởi có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai nhưng phổ biến nhất ở t.rẻ e.m. Bệnh sởi lây nhiễm qua đường hô hấp và sau đó lây lan khắp cơ thể. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, ho, sổ mũi và phát ban khắp cơ thể.
Bất kỳ người nào chưa có miễn dịch (chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng nhưng chưa phát triển khả năng miễn dịch) đều có thể bị nhiễm bệnh. Trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng và người mang thai có nguy cơ cao nhất bị biến chứng nặng do bệnh sởi.
Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nhất trên thế giới, lây lan qua tiếp xúc với dịch tiết mũi hoặc họng bị n.hiễm t.rùng (ho hoặc hắt hơi) hoặc hít phải không khí mà người mắc bệnh sởi hít phải.
Virus vẫn hoạt động và lây lan trong không khí hoặc trên các bề mặt bị nhiễm bệnh trong tối đa 2 giờ. Vì vậy, nó rất dễ lây lan và một người mắc bệnh sởi có thể lây nhiễm cho 9/10 người tiếp xúc gần chưa được tiêm chủng với người bệnh.
Nó có thể lây truyền từ người bị nhiễm bệnh từ 4 ngày trước khi phát ban đến 4 ngày sau khi phát ban.
Tiêm vaccine trên toàn cộng đồng là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh sởi. Tất cả t.rẻ e.m đều phải được tiêm phòng sởi. Vaccine này an toàn, hiệu quả và không tốn kém.
T.rẻ e.m nên được tiêm hai liều vaccine để đảm bảo được miễn dịch. Liều đầu tiên thường được tiêm lúc 9 tháng t.uổi ở những quốc gia phổ biến bệnh sởi và 12-15 tháng t.uổi ở các quốc gia khác. Liều thứ hai nên tiêm muộn hơn, thường là lúc 15-18 tháng.
Vaccine sởi được tiêm riêng lẻ hoặc thường kết hợp với vaccine quai bị, rubella và/hoặc thủy đậu.
Mỹ: Số ca mắc sởi gia tăng, CDC cảnh báo nhân viên y tế về bệnh sởi
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đã phát đi cảnh báo các bác sĩ lâm sàng phải luôn cảnh giác với các trường hợp mắc bệnh sởi do số ca mắc sởi ngày càng tăng.
Tính từ tháng 12/2023 đến nay Mỹ đã ghi nhận 23 trường hợp mắc sởi.
Cụ thể, từ ngày 1/12/2023 đến ngày 23/1/2024, đã có 23 trường hợp mắc bệnh sởi được xác nhận, trong đó có 7 trường hợp là khách du lịch quốc tế. Mỹ đã ghi nhận 2 đợt bùng phát bệnh sởi với mỗi đợt ghi nhận từ 5 ca nhiễm bệnh trở lên.
Những người mắc bệnh sởi hầu hết đều chưa được tiêm phòng vaccine
Tính đến nay, số trường hợp được báo cáo ở Pennsylvania, New Jersey, Delaware và khu vực Washington D.C.
Hầu hết các trường hợp mắc sởi này là ở t.rẻ e.m và thanh thiếu niên chưa được tiêm vaccine sởi.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh sởi ở Mỹ là những người chưa được tiêm vaccine phòng bệnh sởi.
Theo CDC, hầu hết các trường hợp mắc bệnh sởi ở Mỹ là những người chưa được tiêm vaccine hoặc những khách du lịch từ nơi khác đến mắc bệnh và sau đó lây sang những người chưa được tiêm chủng.
Cơ quan y tế liên bang cho biết, sự gia tăng các ca bệnh sởi ở Mỹ phản ánh sự gia tăng số ca n.hiễm t.rùng trên toàn cầu cùng chung với “mối đe dọa toàn cầu đang gia tăng” về căn bệnh này.
CDC cho rằng, các cơ quan y tế, các bệnh viện nên cảnh giác với những ca bệnh phát ban kèm theo sốt và các triệu chứng giống sởi, đặc biệt là những đối tượng đi du lịch nước ngoài tới các quốc gia đang bùng phát bệnh sởi.
VIrus gây bệnh sởi.
CDC cho biết, nếu nhân viên y tế nghi ngờ một người mắc bệnh sởi, nên cách ly bệnh nhân ngay lập tức trong ít nhất 4 ngày kể từ khi các triệu chứng xuất hiện. Đồng thời thông báo cho y tế địa phương. Sau đó, bệnh nhân phải được xét nghiệm xác định bệnh. Đối với những người tiếp xúc gần cần điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Tất cả những người tiếp xúc nhưng chưa tiêm vaccine sởi đều phải được tiêm phòng.
Khuyến cáo của CDC Mỹ cho biết: Sởi là một căn bệnh rất dễ lây lan. Mỗi người bị nhiễm virus gây bệnh sởi có thể lây cho tối đa 10 người tiếp xúc gần nếu họ không được bảo vệ bằng cách đeo khẩu trang hoặc tiêm phòng.
Các biến chứng của bệnh sởi có thể lành tính như phát ban hoặc nghiêm trọng sẽ gây viêm đường hô hấp. viêm phổi….
Theo các chuyên gia y tế, nếu một người từng mắc bệnh sởi tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời hoặc đã tiêm hai liều vaccine MMR ( phòng bệnh sởi, quai bị, rubella) đều được bảo vệ khỏi bệnh sởi.
Một liều vaccine sởi có hiệu quả ngăn ngừa n.hiễm t.rùng là 93% nếu tiếp xúc với virus. Hai liều vaccine có hiệu quả bảo vệ lên tới 97%.