Tương lai ‘xóa sổ’ HIV đang đến gần?

Đột phá trong những trường hợp điều trị HIV có thể là hy vọng để thế giới sớm tìm ra phương pháp chữa khỏi căn bệnh thế kỷ này.

tuong lai xoa so hiv dang den gan 13d 7114027

Những dấu hiệu tích cực trong thử nghiệm điều trị HIV đều có thể là hy vọng tìm ra lời giải cho căn bệnh này. Ảnh: News Medical.

Hy vọng về một giải pháp điều trị bệnh HIV/AIDS được nhen nhóm sau khi thế giới mới đây xác nhận người thứ 5 được chữa khỏi.

Hôm 20/2, các bác sĩ ở California, Mỹ đã xác nhận ông Paul Edmonds trở thành người thứ 5 trên thế giới được chữa khỏi HIV khi dùng liệu pháp ghép tế bào gốc để điều trị bệnh bạch cầu tủy cấp tính.

Điểm chung ở cả 5 bệnh nhân là khi sử dụng cấy ghép tế bào gốc đã xuất hiện đột biến hiếm gặp CCR5 Delta 32, với chỉ 1-2% dân số mang đột biến này.

Virus HIV sử dụng CCR5 như một đồng thụ thể, hay như “cánh cửa” để xâm nhập vào tế bào. Với đột biến Delta 32, thụ thể CCR5 không còn để virus đi qua, tiến vào tế bào, giúp người bệnh tránh nhiễm HIV, theo Nature.

Những trường hợp chữa khỏi HIV tuy ít, nó cũng mở ra những hiểu biết và kỳ vọng để thế giới từng bước tìm ra phương pháp điều trị căn bệnh vốn được coi là “án tử” với những người mắc phải.

Những phát hiện mới nhất

Trong một nghiên cứu được nhóm các trường đại học tại Trung Quốc phối hợp, các nhà nghiên cứu đã công bố bước tiến trong phát triển vaccine chống lại virus HIV, theo Global Times.

Nghiên cứu được đăng tải trên website HKUMed hôm 31/1 cho biết các nhà khoa học đã thử nghiệm trên khỉ và phát hiện vaccine DNA tăng cường PD-1 có thể tạo ra khả năng miễn dịch cho tế bào T CD8 đặc hiệu ở khỉ bị nhiễm AIDS.

Những con khỉ được tiêm vaccine đã không còn phát hiện AIDS trong 6 năm mà không cần điều trị bằng thuốc kháng virus. Nghiên cứu này cung cấp thêm những thông tin về phát triển vaccine tăng cường PD-1, hứa hẹn trở thành vaccine DNA có thể phòng ngừa và như liệu pháp miễn dịch bệnh AIDS.

“Hy vọng rằng vaccine này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các biện pháp can thiệp y sinh khác cho những người mắc HIV trong tương lai”, Chen Zhiwei, trưởng nhóm nghiên cứu trên, cho biết.

Nếu phương pháp này hiệu quả ở người, một loại vaccine điều trị virus HIV-1 mà không cần thuốc kháng virus sẽ được nhân rộng.

Hiện tại, vaccine đang ở thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 để kiểm tra xem liệu kết quả tích cực có thể xuất hiện ở người hay không, dự kiến được công bố vào giữa năm nay.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thừa nhận vẫn còn chặng đường khá xa để kiểm chứng độ hiệu quả của vaccine trong điều trị HIV/AIDS.

Lu Hongzhou, Giám đốc Bệnh viện Nhân dân số 3 Thâm Quyến, nói rằng động vật không thể hiện phản ứng miễn dịch đầy đủ ở người, do đó, khó đ.ánh giá khả năng phản ứng và nhân lên của virus HIV.

Ngoài ra, khả năng đột biến nhanh và né miễn dịch cũng là trở ngại với những nghiên cứu vaccine HIV.

tuong lai xoa so hiv dang den gan a8a 7114027

Các nhà khoa học vẫn trên đường tìm cách điều trị HIV/AIDS. Ảnh: YaleNews.

Một nghiên cứu khác tập trung vào việc thu hẹp các ổ chứa virus HIV tiềm ẩn. Ổ chứa HIV tiềm ẩn là các tế bào bị nhiễm HIV nhưng không hoạt động sản sinh virus HIV mới.

Với tình trạng này, bệnh nhân HIV phải liên tục dùng thuốc điều trị HIV, nếu không, những ổ chứa tiềm ẩn có thể hoạt động và sản sinh virus mới, theo Managed Healthcare Executive.

Trong nghiên cứu được đăng trên Tạp chí về Bệnh truyền nhiễm, các nhà khoa học thuộc Đại học Bắc Carolina đã thử nghiệm thuốc trị ung thư Zolina kết hợp liệu pháp miễn dịch trên 9 bệnh nhân.

Kết quả thu được những tác động khiêm tốn đến khả năng kháng virus và thu hẹp ổ chứa HIV tiềm ẩn, song không duy trì được lâu dài.

“Cách tiếp cận này đã có thể giảm ổ chứa virus, nhưng mức giảm không đáng kể để có ý nghĩa thống kê”, David Margolis, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Nhiều thách thức phía trước

Kể từ khi những ca AIDS đầu tiên được phát hiện vào năm 1981, đến nay, HIV/AIDS đã g.iết c.hết khoảng 40 triệu người và vẫn là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng toàn cầu, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Hiện chưa có phương pháp điều trị virus HIV. Dù các liệu pháp kháng virus được chứng minh hiệu quả trong kiểm soát lây nhiễm, việc tạo ra thuốc đặc trị AIDS và vaccine ngừa HIV vẫn đang là bài toán với các nhà khoa học.

Những trường hợp được chữa khỏi HIV có thể là tia hy vọng, song một thực tế là ghép tế bào gốc cần nhiều yếu tố như người hiến tặng, quy trình phức tạp và đột biến siêu hiếm khiến đây khó trở thành cách điều trị HIV quy mô lớn, ông Lu Hongzhou nhận định.

Bất chấp khó khăn, các nhà khoa học tin rằng với phát triển của khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, một thế giới “không còn AIDS” sẽ không phải điều viển vông.

Rối loạn lo âu ở người nhiễm HIV/AIDS

Người nhiễm HIV/AIDS có thể gặp các tình trạng xấu về sức khỏe tâm thần. Trong đó rối loạn lo âu tác động tiêu cực trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và tuân thủ điều trị thuốc ở người bệnh.

Vậy biểu hiện của rối loạn lo âu như thế nào và cách khắc phục ra sao?

Rối loạn lo âu là một loại tình trạng sức khỏe tâm thần. Khi mắc chứng rối loạn lo âu, người bệnh có thể phản ứng với những tình huống nhất định bằng sự sợ hãi và có thể gặp các dấu hiệu lo lắng về thể chất như tim đ.ập thình thịch, đổ mồ hôi. Rối loạn lo âu cản trở các hoạt động hàng ngày, làm suy giảm cuộc sống gia đình, xã hội và trường học hoặc công việc của một người.

1. Biểu hiện và phân biệt các rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu có đặc điểm chung là sợ hãi quá mức với các mối đe dọa và lo lắng về tương lai. Rối loạn lo âu khác với lo âu thông thường ở sự quá mức, kéo dài dai dẳng từ vài tháng.

Các triệu chứng khác của rối loạn lo âu như: Khó tập trung và khó đưa ra quyết định; cảm thấy cáu kỉnh, căng thẳng hoặc bồn chồn; cảm thấy buồn nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa; tim đ.ập nhanh, run rẩy, đổ mồ hôi; khó ngủ; lo lắng nguy hiểm sắp xảy ra, cảm thấy hoảng loạn.

roi loan lo au o nguoi nhiem hivaids 1ea 7036091

Người rối loạn lo âu cảm thấy lo lắng quá mức và dai dẳng.

Có nhiều loại rối loạn lo âu khác nhau được phân biệt như sau:

Rối loạn lo âu

Triệu chứng phân biệt

Nỗi ám ảnh cụ thể

Nỗi sợ hãi hoặc lo lắng rõ rệt về một đồ vật hoặc tình huống cụ thể

Rối loạn lo âu xã hội

Nỗi sợ hãi hoặc lo lắng rõ rệt về một hoặc nhiều tình huống xã hội trong đó cá nhân có thể phải chịu sự giám sát của người khác

Sợ bị đ.ánh giá tiêu cực

Rối loạn hoảng sợ

Các cơn hoảng loạn bất ngờ tái diễn

Ít nhất một cơn hoảng loạn kèm theo lo lắng về các cơn hoảng loạn trong tương lai hoặc thay đổi hành vi để tránh các cơn hoảng loạn trong tương lai

Chứng sợ đám đông

Nỗi sợ hãi hoặc lo lắng rõ rệt về những tình huống mà một người có thể lên cơn hoảng loạn (ví dụ như ở trong không gian rộng mở, ở ngoài nhà một mình)

Tránh những tình huống như vậy vì có thể không có lối thoát

Rối loạn lo âu lan tỏa

Lo lắng và lo lắng quá mức về một số sự kiện hoặc hoạt động

Khó kiểm soát sự lo lắng

2. Ảnh hưởng của rối loạn lo âu đến người nhiễm HIV/AIDS

Rối loạn lo âu là rối loạn tâm thần phổ biến nhất với biểu hiện là lo lắng và thường gặp sau khi người bệnh được chẩn đoán nhiễm HIV/AIDS. Rối loạn lo âu dường như có thể bùng phát vào những thời điểm quan trọng như tại thời điểm đầu tiên chẩn đoán HIV/AIDS, chẩn đoán n.hiễm t.rùng cơ hội, tăng tải lượng virus hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác nhắc nhở về tình trạng nhiễm HIV/AIDS đang diễn ra.

Những điều này có thể gây ra lo lắng, thậm chí gây ra các triệu chứng rối loạn hoảng sợ và trầm cảm đối với người nhiễm HIV/AIDS. Rối loạn lo âu cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm, gây rối loạn sử dụng chất gây nghiện, dẫn đến tình trạng không tuân thủ điều trị thuốc, tăng nguy cơ có ý nghĩ và hành vi t.ự s.át.

roi loan lo au o nguoi nhiem hivaids 7bc 7036091

Tham vấn với chuyên gia tâm lý là liệu pháp cần thiết điều trị rối loạn lo âu

3. Người nhiễm HIV/AIDS mắc rối loạn lo âu nên làm gì?

Can thiệp tâm lý là phương pháp điều trị cần thiết bằng cách tham vấn tâm lý với các nhân viên y tế hoặc chuyên gia tâm lý. Chuyên gia tâm lý có thể giúp người nhiễm HIV/AIDS học được cách đối mặt với những tình huống, sự kiện, con người hoặc địa điểm khiến họ lo lắng.

Điều trị bằng thuốc cũng là công cụ hiệu quả giúp người nhiễm HIV/AIDS chống lại chứng rối loạn lo âu. Các loại thuốc dùng để điều trị rối loạn lo âu như các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI); benzodiazepin, thuốc kháng histamin, thuốc chẹn beta-adrenergic, t.huốc a.n t.hần kinh, thuốc chống trầm cảm ba vòng… Tất cả các loại thuốc điều trị cần được theo dõi bởi bác sĩ điều trị. Bác sĩ sẽ xem xét tương tác thuốc và các tác dụng phụ tiềm ẩn của chúng.

Một số phương pháp điều trị không dùng thuốc khác cho chứng lo âu liên quan đến HIV/AIDS bao gồm thư giãn cơ bắp, trị liệu hành vi, châm cứu, kỹ thuật thiền định, tự thôi miên và liệu pháp tâm lý hình ảnh cá nhân, nhận thức – hành vi trị liệu, giáo dục tâm lý và hỗ trợ trị liệu nhóm.

Để giúp kiểm soát các triệu chứng lo âu và nâng cao sức khỏe tổng thể, người nhiễm HIV/AIDS cần tập thể dục thường xuyên, duy trì thói quen ăn uống đều đặn và lành mạnh. Ngoài ra, cần tránh hoặc cắt giảm rượu và không sử dụng m.a t.úy trái phép, điều này có thể làm cho tình trạng lo lắng trở nên tồi tệ hơn.

Tóm lại, rối loạn lo âu ảnh hưởng đến quá trình điều trị và chất lượng cuộc sống ở người nhiễm HIV/AIDS. Người nhiễm HIV/AIDS cần được hỗ trợ, điều trị sớm các bệnh lý không chỉ về sức khỏe thể chất mà còn cả về sức khỏe tâm thần.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *