Uống nhiều 4 loại đồ uống này làm tăng nguy cơ loãng xương, bỏ ngay còn kịp

Dưới đây là thói quen dùng đồ uống bạn nên loại bỏ càng sớm càng tốt vì lợi ích sức khỏe xương của chính mình.

Loãng xương là căn bệnh khiến xương của bạn yếu và dễ bị gãy hơn. Bệnh ảnh hưởng đến 10 triệu người Mỹ. Trong khi đó, 44 triệu người Mỹ khác có mật độ xương thấp, có nghĩa là họ có nguy cơ bị loãng xương. Cứ 2 phụ nữ thì có 1 người và cứ 4 người đàn ông thì có 1 người sẽ bị gãy xương trong đời. Nói một cách dễ hiểu, phụ nữ có nguy cơ loãng xương cao hơn bị đau tim, đột quỵ và ung thư vú cộng lại.

Uống nhiều 4 loại đồ uống này làm tăng nguy cơ loãng xương, bỏ ngay còn kịp - Ảnh 1.

Khi nói đến việc ngăn ngừa căn bệnh loãng xương, các chuyên gia cho biết lối sống của bạn bao gồm những gì trong chế độ ăn uống, tần suất bạn tập thể dục rèn luyện sức mạnh, thói quen hút thuốc, uống rượu… đóng một vai trò quan trọng. Cụ thể, các chuyên gia cảnh báo rằng một số thói quen dùng đồ uống nhất định có thể làm tăng nguy cơ loãng xương và bạn nên tránh bằng mọi giá.

Dưới đây là thói quen dùng đồ uống bạn nên loại bỏ càng sớm càng tốt vì lợi ích sức khỏe xương của bạn mình.

1. Uống rượu quá đà

Uống nhiều 4 loại đồ uống này làm tăng nguy cơ loãng xương, bỏ ngay còn kịp - Ảnh 2.

Nếu có một thói quen mà các chuyên gia dinh dưỡng muốn bạn thay đổi để ngăn ngừa loãng xương, thì đầu tiên phải là “uống quá nhiều rượu” (có nghĩa là nhiều hơn 8 ly trở lên mỗi tuần đối với phụ nữ hoặc 15 ly trở lên mỗi tuần đối với nam giới).

Xương của bạn dựa vào một số chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì sức mạnh của chúng – như canxi và vitamin D. Theo chuyên gia dinh dưỡng Samantha Cassetty, đồng tác giả của cuốn sách Sugar Shock, rượu làm tăng lượng canxi được bài tiết qua nước tiểu của bạn, đồng thời can thiệp vào việc sản xuất vitamin D. Khi bạn liên tục thiếu các chất dinh dưỡng này, xương của bạn sẽ trở nên yếu hơn.

“Đó là một cú đánh kép vào xương của bạn. Thêm vào đó, việc sử dụng rượu nặng mãn tính có thể gây ra rối loạn hormone có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương của bạn. Ví dụ, phụ nữ có thể trải qua thời kỳ kinh nguyệt không đều và nồng độ estrogen giảm đi. Điều này có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Uống nhiều rượu cũng có thể làm tăng hormone căng thẳng cortisol, có thể làm giảm sự hình thành xương và cũng phá vỡ xương – một mối nguy hiểm kép khác”, cô giải thích.

Một đánh giá năm 2019 trên tạp chí Drug and Alcohol Dependence cho thấy những người chỉ uống 1-2 ly mỗi ngày cũng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương gấp 1,34 lần và những người uống 2 ly trở lên mỗi ngày có nguy cơ gấp 1,63 lần.

2. Thường xuyên uống đồ uống thể thao

Uống nhiều 4 loại đồ uống này làm tăng nguy cơ loãng xương, bỏ ngay còn kịp - Ảnh 3.

Nhiều người Mỹ tiêu thụ hơn 3.500mg natri mỗi ngày, gấp đôi lượng tối đa được khuyến nghị và gấp 7 lần những gì cơ thể cần để hoạt động. Không chỉ người Mỹ, ngày nay, xu hướng tiêu thụ nhiều natri cũng đang được cảnh báo trên toàn cầu.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Catherine Gervacio tại Living Fit, đã có các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng natri làm tăng lượng canxi được truyền qua nước tiểu của bạn. Và bài tiết canxi cao hơn có liên quan đến mật độ khoáng xương thấp hơn.

Đồ uống thể thao thương mại có thể chứa từ 100-300 miligam natri mỗi khẩu phần. Nói cách khác, để đảm bảo cơ thể bạn giữ đủ canxi, tốt hơn hết bạn nên uống nước lọc để giữ nước chứ đừng lạm dụng đồ uống thể thao này.

3. Uống nhiều soda

Uống nhiều 4 loại đồ uống này làm tăng nguy cơ loãng xương, bỏ ngay còn kịp - Ảnh 4.

“Một chất khác có thể làm tăng bài tiết canxi qua nước tiểu của bạn là axit photphoric”, Michelle Rauch, chuyên gia dinh dưỡng tại Hoa Kỳ cho biết. Thật không may, nước soda lại chứa thành phần này vì nó mang lại hương vị thơm ngon và ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc.

Tuy nhiên, đó không phải là tất cả. “Caffeine trong soda cũng có thể cản trở sự hấp thụ canxi và dẫn đến mất xương” Rauch nói thêm.

Một nghiên cứu năm 2020 trên Tạp chí Nutrients cho thấy những người uống soda hàng ngày có nguy cơ gãy xương cao gấp gần 5 lần so với những người không uống soda.

Cassetty nói: “Một vấn đề khác là nếu bạn đang uống soda, bạn có thể đang bỏ lỡ các loại thực phẩm và đồ uống bổ dưỡng khác có chất dinh dưỡng tăng cường xương”. Vậy thì nên bỏ đồ uống soda là đúng rồi.

4. Uống nhiều nước ép trái cây có đường

Uống nhiều 4 loại đồ uống này làm tăng nguy cơ loãng xương, bỏ ngay còn kịp - Ảnh 5.

Một đánh giá năm 2021 trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy uống nhiều đồ uống có đường hơn có thể tác động tiêu cực đến mật độ khoáng xương ở người lớn. Theo một đánh giá năm 2018 trên Missouri Medicine – tạp chí Y dược của bang Missouri (Mỹ), tiêu thụ quá nhiều đường làm tăng nguy cơ loãng xương theo nhiều cách.

Đầu tiên, nó làm tăng lượng canxi và magiê (cả hai chất dinh dưỡng tăng cường xương) được bài tiết qua nước tiểu của bạn. Không chỉ vậy, nó còn làm giảm lượng canxi mà cơ thể bạn có thể hấp thụ bằng cách giảm mức vitamin D hoạt động trong hệ thống của bạn.

Làm sao để phòng ngừa loãng xương

Ngoài các yếu tố không thể thay đổi được như gen, tuổi tác, giới tính,… việc phòng ngừa loãng xương hoàn toàn có thể thực hiện bằng việc cải thiện thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày, bao gồm:

Uống nhiều 4 loại đồ uống này làm tăng nguy cơ loãng xương, bỏ ngay còn kịp - Ảnh 6.

– Tập thể dục phù hợp: Các bài tập như chạy bộ, đi bộ nhanh, khiêu vũ, quần vợt,… là lựa chọn lý tưởng..

– Có chế độ ăn giàu vitamin D và canxi: Một số nguồn thực phẩm giàu và Canxi gồm: Các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không có chất béo; NThực phẩm tăng cường canxi như: Ngũ cốc, sữa đậu nành, đậu phụ…; Cá mòi và cá hồi có xương; Các loại rau có màu xanh đậm như: Cải xoăn, bông cải xanh…

– Tắm nắng: Làn da cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày để thúc đẩy quá trình sản xuất Vitamin D. Đây là biện pháp phòng ngừa loãng xương đơn giản nhưng đem đến nhiều ảnh hưởng tích cực.

– Duy trì cân nặng hợp lý: Thiếu và thừa cân đều có khả năng làm tăng nguy cơ loãng xương cũng như gây hại đến sức khỏe. Do đó, việc duy trì số cân nặng hợp lý, ổn định là thực sự quan trọng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *