GiadinhNet – Lưu ý, những trường hợp bệnh đau dạ dày đã ở mức nặng, có những triệu chứng: Viêm loét, xuất huyết, đau dữ dội… thì sử dụng lá mơ lông hiệu quả điều trị thường không đáng kể.
Người phụ nữ 38 tuổi suýt “vỡ núi đôi” vì tiêm filler nâng ngực tại Hà Nội
GiadinhNet – “Tiêm filler mang hiệu quả nhanh chóng, song chỉ thích hợp với những vùng có diện tích nhỏ như mũi, cằm, má, môi, tai…, không phù hợp để độn mông, ngực”, bác sĩ cho biết.
Lá mơ lông là một loại rau gia vị ăn kèm khá phổ biến của người Việt. Đây không chỉ là một loại rau ăn kèm mà còn là vị thuốc hay có sẵn trong vườn nhà và có công dụng tốt với nhiều loại bệnh khác nhau.
Trong y học cổ truyền, lá mơ lông thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe tiêu hóa, điều trị các bệnh liên quan tới tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng mạn tính.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong lá mơ lông có chứa hoạt chất được ví như kháng sinh giúp kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa và hội chứng ruột kích thích. Lá mơ lông còn chứa nhiều vitamin C, tinh dầu, Carotene, Protein,… cung cấp năng lượng và duy trì hoạt động sống của cơ thể. Các hoạt chất có tính kháng viêm tự nhiên trong lá mơ giúp chữa lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày, trung hòa acid dư thừa và ngăn chặn acid dịch vị trào ngược lên thực quản.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp dùng loại lá này. Lưu ý khi dùng lá mơ lông điều trị dạ dày cần lưu ý những điều sau:
– Sử dụng lá mơ lông thích hợp với những đối tượng người bệnh nhẹ, mới chớm và còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa của mỗi người. Những trường hợp bệnh đau dạ dày đã ở mức nặng, có những triệu chứng: Viêm loét, xuất huyết, đau dữ dội thì hiệu quả điều trị thường không đáng kể.
– Sử dụng kết hợp lá mơ lông để điều trị đau dạ dày cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện hàng ngày.
– Nên chọn lựa những lá mơ lông không chất bảo quản thực phẩm hoặc thuốc hóa học gây hại. Nếu có điều kiện, người bệnh nên dùng lá mơ có sẵn trong vườn nhà để đảm bảo an toàn.
– Khi sử dụng người bệnh nên chú ý theo dõi, nếu xuất hiện một số dấu hiệu như nổi mề đay, phát ban, sưng môi và lưỡi,… nên ngừng sử dụng và gặp bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.
– Trước khi sử dụng lá mơ lông cần rửa kỹ nước muối giúp loại bỏ bụi bẩn, ký sinh trùng gây hại bán trên lá mơ.
Một số bài thuốc từ lá mơ lông
– Chữa kiết lỵ lâu ngày: rễ mơ lông, cỏ seo gà, mã đề, đem sao qua sắc uống. Hoặc lá mơ lông tươi, cỏ nhọ nồi tươi, mỗi vị 100 gr sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.
– Chữa lỵ amip và lỵ trực khuẩn: lá mơ lông 80 gr, cỏ nhọ nồi tươi 150 gr, lá đại khanh 30 gr, hạt cau 16 gr, bách bộ 12 gr, vỏ đại 8 gr, sắc đặc uống làm nhiều lần trong ngày.
– Chữa lỵ: lá mơ lông, lá trâu cổ, mỗi vị 20 gr, lá lốt, nụ sim mỗi vị 10 gr sắc uống hoặc làm viên uống ngày một thang. Hoặc lá mơ lông 30 gr, cỏ sữa 25 gr, rau sam 20 gr, hạt cau khô, vỏ măng cụt mỗi vị 10 gr, thổ phục linh, bạch thược mỗi vị 5 gr sắc uống ngày 1 thang. Hoặc tán nhỏ mỗi lần uống 8 gr, ngày uống 3 lần.
– Chữa tiêu chảy ra máu: lá mơ tam thể, rau sam, cây cứt lợn (mỗi vị 6 gr), đọt cà ăn quả 15 gr, xuyên tâm liên 4 gr. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Người phụ nữ nhập viện sau khi ăn 5 quả hồng ngâm: Nên ăn loại quả này như thế nào để tránh gặp họa?
GiadinhNet – Dù là loại quả giàu dinh dưỡng nhưng khi ăn quá nhiều hồng ngâm sẽ gây phản tác dụng, dễ dẫn đến tình trạng táo bón, khó tiêu, thậm chí tắc ruột.