GiadinhNet – Thời tiết trở lạnh, nhiều gia đình, nhất là gia đình có trẻ nhỏ khi ăn sữa chua thường làm ấm sữa lên bằng cách ngâm qua nước nóng hoặc hâm nóng qua lò vi sóng vì sợ viêm họng. Tuy nhiên đây là một một cách ăn sai lầm cần bỏ sớm.
Liên tiếp 2 bé tử vong đột ngột khi ngủ tại Hà Nội, chuyên gia cảnh báo những nguy hiểm rình rập trẻ khi ngủ, cha mẹ cần cảnh giác!
GiadinhNet – Hai bệnh nhi 3 tháng tuổi và 6 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim trước khi đến bệnh viện. Đây là hồi chuông cảnh báo đối với các cha mẹ khi nuôi con nhỏ.
Thực chất, sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men, có tác dụng hỗ trợ tích cực cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hoá. Trong sữa chua có các loại lợi khuẩn cũng như làm tăng bifidobateria tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển.
Theo nghiên cứu, những đứa trẻ đã ăn sữa chua có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng thấp hơn 19% những trẻ không được ăn sữa chua. Ngoài ra, những vi khuẩn có ích trong sữa chua có khả năng giảm triệu chứng của bệnh tiêu chảy, đầy hơi, táo bón. Nguồn canxi trong sữa chua giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hạn chế hiện tượng ợ chua.
Tuyệt đối không đun nóng sữa chua hoặc quay lò vi sóng. Ảnh minh họa
Nhiều mẹ sợ các bé ăn sữa chua lạnh sẽ bị viêm họng nên ngâm sữa chua qua nước nóng hoặc hâm nóng qua lò vi sóng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo điều đó là hoàn toàn không nên vì khi gặp nhiệt độ nóng, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động và đi đến bị tiêu diệt, vi khuẩn lên men suy giảm, đồng thời hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa chua sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế, tác dụng của sữa chua sẽ không còn như ban đầu.
Các chuyên gia cho biết, cần bảo quản sữa chua ở ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ 6-8oC hoặc ngăn đông tủ lạnh.
Tốt nhất nếu sữa chua lạnh, bạn có thể để ngoài môi trường 30-45 phút, hoặc ngâm vào nước theo tỷ lệ 2 sôi, 1 lạnh trong 15 phút trước khi ăn.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo cần tránh những sai lầm phổ biến này khi ăn sữa chua:
Mỗi ngày chỉ nên ăn 250 đến 500 gram sữa chua là hợp lý. Ảnh minh họa
Không ăn quá nhiều sữa chua
Nhiều bạn cho rằng ăn nhiều sữa chua sẽ tốt, nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày, làm giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt nếu thường xuyên ăn quá nhiều sữa chua bạn sẽ thấy lạnh bụng.
Và lời khuyên cho bạn là mỗi ngày chỉ nên ăn 250 đến 500 gram sữa chua là hợp lý.
Không ăn khi bụng đói
Khi bụng của bạn kêu réo đói cồn cào thì tốt nhất bạn đừng ăn sữa chua chống đói. Bởi vì khi bụng trống rỗng, độ axit trong dạ dày lớn. Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua rất dễ bị axit dạ dày giết chết, và tác dụng bảo vệ sức khoẻ của sữa chua sẽ giảm đi rất nhiều.
Không ăn khi sữa chua đông cứng
Nhiều người có thói quen mua sữa chua về để trên ngăn đá cho đông cứng thành đá rồi mới ăn. Đây là cách ăn sai lầm, vì sữa chua đông cứng như vậy sẽ khiến một số vi khuẩn có lợi sẽ chết do nhiệt độ quá lạnh. Ăn như vậy sẽ không mang lợi cho sức khỏe.
Không kết hợp các loại thịt nguội
Sữa chua kết hợp với một số loại thực phẩm sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn. Ví dụ như sữa chua ăn kèm dâu tây, bánh mì, bánh bao. Tuy nhiên nếu bạn kết hợp sữa chua với xúc xích, thịt hun khói, các sản phẩm đông lạnh chế biến từ thịt, thuốc kháng sinh…có thể gây táo bón, các bệnh về dạ dày và nặng nhất có thể gây chết người.
7 việc người bị khô mũi, viêm họng cần làm khi thời tiết lạnh, hanh khô nếu không muốn bị viêm hô hấp
GiadinhNet – Thời tiết hanh khô, se lạnh của mùa đông sẽ tác động đến rất nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó mũi là bộ phận chịu nhiều ảnh hưởng nhất.