Để tốc độ “già hóa” xương khớp diễn ra chậm hơn, cần thực hiện tích cực nhiều giải pháp giúp ngăn ngừa bệnh phát triển.
Những năm gần đây, tình trạng đau xương khớp xuất hiện cả ở những người trẻ thay vì chỉ là căn bệnh của người cao tuổi. Nhiều thống kê cho thấy, không ít bạn trẻ ở độ tuổi 20-30 nhưng “tuổi khớp” đã bước sang 40 tuổi. Có thể nói, tốc độ già hóa của xương khớp diễn ra nhanh hơn quá trình lão hóa của cơ thể là thực trạng đáng báo động và quan tâm.
Các cơn đau tay, lưng, cổ, vai, gáy xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ
Theo Bác sĩ Phạm Thế Hiển – Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, trong cuộc sống hiện đại, một số thay đổi về lối sống, làm việc, thói quen vận động khiến nhiều người gặp tình trạng xương khớp lão hóa sớm.
Ví dụ, giới trẻ hay nhân viên văn phòng có thói quen giữ nguyên một tư thế quá lâu, lặp đi lặp lại trong thời gian dài để sử dụng các thiết bị điện tử có thể gặp tình trạng co cứng, tê các khớp, đặc biệt là ở vai gáy, vùng lưng, dọc các ngón tay, vùng gối. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, lạm dụng thức ăn nhanh, đồ ngọt không chỉ khiến sụn khớp thiếu dưỡng chất mà còn tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, gây áp lực lên xương khớp. Thiếu ánh nắng nên cơ thể không tổng hợp được vitamin D3 nên dễ loãng xương.
Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng, áp lực, thói quen thức khuya cùng ô nhiễm môi trường gia tăng cũng có thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, sản sinh ra lượng lớn các chất gây viêm (cytokine). Điều này có thể là yếu tố kích thích một số bệnh lý tự miễn dịch, tự viêm và hủy hoại tế bào sụn khớp, làm cho mật độ sụn khớp và xương dưới sụn bị giảm từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa hư khớp.
Để xương khớp không “già trước tuổi”, chìa khóa quan trọng là ngăn ngừa bệnh xương khớp tiến triển và thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp. Một giải pháp toàn diện từ dinh dưỡng, vận động, điều chỉnh lối sống sẽ là lời khuyên hữu hiệu, đặc biệt đối với người trẻ.
Có nhiều giải pháp để tăng cường sức khỏe xương khớp
Về dinh dưỡng, cần cân bằng các nhóm chất trong bữa ăn hàng ngày. Trong đó, nên giảm tinh bột, tăng cường chất xơ và các vitamin A, C, D và omega 3, Phơi nắng 15 phút trước 8 giờ sáng, không ăn quá khuya sau 20 giờ. Tiếp theo, nhóm giải pháp về vận động sẽ giúp tăng cường dinh dưỡng cho sụn khớp, hạn chế cứng khớp, vừa giúp tăng cường khối lượng và sức mạnh của cơ và dây chằng. Bạn có thể lựa chọn loại hình tập luyện phù hợp, từ chạy bộ, nhảy dây cho đến đá bóng, tập thể hình. Lưu ý không nên vận động sai kỹ thuật hoặc quá sức vì có thể gây tổn thương đến xương, khớp, dây chằng…
Song song với dinh dưỡng và tập luyện, nên hạn chế một số thói quen xấu như ngồi/đứng một chỗ quá lâu hay sai tư thế, thức khuya, sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, sử dụng thức ăn nhanh để đẩy lùi các cơn đau xương khớp.
Ngoài ra, khi bắt gặp các tín hiệu báo động bệnh xương khớp, cần thăm khám kịp thời để tìm ra cách kiểm soát phù hợp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh xương khớp, phòng khám Bác sĩ Phạm Thế Hiển là địa chỉ được nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Phòng khám Bác sĩ Phạm Thế Hiển chuyên về điều trị đau – cơ xương khớp – y học thể thao
Như vậy, để kiểm soát tốt bệnh, duy trì độ dẻo dai, chắc khỏe cho xương khớp toàn thân, các giải pháp trên đây không khó thực hiện nhưng lại vô cùng quan trọng. Đừng ngần ngại thay đổi thói quen từ bây giờ cho cơ thể luôn trong tình trạng tốt nhất.
Tìm hiểu thêm thông tin về Bác sĩ Phạm Thế Hiển tại:
Website: https://bsphamthehien.com/
Phòng Khám BS CK1 Phạm Thế Hiển Chuyên Cơ Xương Khớp – Y học Thể Thao
Địa chỉ: 136/32 Trần Văn Quang, phường 10, quận Tân Bình, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 090 241 1627
PV