Sáng sớm uống nước ép mướp đắng, nước cỏ cà ri, nước nghệ, trà quế… là những thực phẩm giúp ngăn ngừa tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong m.áu.
Bắt đầu ngày mới với những thực phẩm thân thiện với bệnh tiểu đường không chỉ ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến mà còn giúp bạn no lâu trong ngày, hạn chế cảm giác thèm ăn và tăng cường cảm giác no.
Sáng sớm uống nước ép mướp đắng, nước cỏ cà ri, nước nghệ, trà quế… là những thực phẩm giúp ngăn ngừa tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong m.áu. Ảnh: Freepik.
Những người mắc bệnh tiểu đường nên bắt đầu buổi sáng ngay bằng một chế độ ăn uống cân bằng và phải uống trong vòng một giờ sau khi thức dậy. Dưới đây là những thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng của Ấn Độ khuyên dùng vì nó có thể góp phần ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Nước ép mướp đắng
Mướp đắng là nguồn giàu hợp chất (hợp chất hoạt tính sinh học quan trọng Charntin) có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong m.áu. Uống nước ép mướp đắng (nước ép karela) vào buổi sáng có thể tăng cường độ nhạy insulin, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Mướp đắng chứa Polypeptide-p có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. Vicin và lectin có trong mướp đắng có thể kích thích tuyến tụy tiết insulin. Mướp đắng có thể giúp ức chế hoạt động của alpha-glucosidase, một loại enzyme liên quan đến quá trình tiêu hóa carbohydrate.
Điều này có thể dẫn đến sự hấp thụ glucose chậm hơn dẫn đến kiểm soát đường huyết tốt hơn. Việc đưa vào chế độ ăn kiêng phù hợp với các phương pháp Ayurveda truyền thống, khiến nó trở thành một sự bổ sung có giá trị để chống lại bệnh tiểu đường ở Ấn Độ.
Hạt cỏ cà ri ngâm
Hạt cỏ cà ri (methi) là một loại thực phẩm chủ yếu ở Ấn Độ và nổi tiếng với đặc tính chống bệnh tiểu đường. Những hạt này chứa chất xơ hòa tan, giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu. Tiêu thụ hạt cỏ cà đã ngâm hoặc kết hợp chúng vào bữa ăn sáng có thể góp phần cải thiện việc kiểm soát đường huyết.
Cỏ cà ri có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn, điều này có thể có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát cân nặng. Một số nghiên cứu cho thấy cỏ cà ri có thể giúp giảm mức cholesterol và chất béo trung tính toàn phần, điều này rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch tổng thể, đặc biệt ở những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ biến chứng tim mạch cao hơn.
Nước ép trái lý gai
Amla hay quả lý gai Ấn Độ, một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, được biết đến với đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Tiêu thụ amla thường xuyên có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách điều chỉnh lượng đường trong m.áu.
Đặc biệt, uống nước ép lý gai tươi vào thói quen buổi sáng có thể là một chiến lược hiệu quả để phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Nước nghệ
Nghệ có chứa chất curcumin, được biết đến với tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Nghiên cứu cho thấy chất curcumin có thể giúp giảm lượng đường trong m.áu và cải thiện độ nhạy insulin. Kết hợp một nhúm bột nghệ với nước ấm hoặc sữa vào buổi sáng có thể là một thói quen đơn giản nhưng có hiệu quả.
Trà quế
Quế có thể hỗ trợ quản lý bệnh tiểu đường bằng cách cải thiện độ nhạy insulin và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose. Các nghiên cứu cho thấy uống trà quế có khả năng làm giảm lượng đường trong m.áu lúc đói và mang lại lợi ích chống oxy hóa.
Quế rất giàu chất chống oxy hóa, có thể giúp chống lại stress oxy hóa trong cơ thể. Viêm mãn tính và stress oxy hóa có liên quan đến bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó. Các đặc tính chống viêm của quế có thể góp phần mang lại lợi ích tiềm năng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Ăn ớt có tốt không? Những ai nên hạn chế ăn ớt?
Ớt là một loại gia vị phổ biến, hay xuất hiện trong bữa ăn của nhiều gia đình. Vậy, ăn ớt có tốt không?
Ảnh minh họa
Ớt không chỉ là một loại gia vị thú vị mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhờ chứa chất capsaicin – chất tạo ra vị cay và kích ứng niêm mạc của vị trí ớt tiếp xúc. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của việc ăn ớt:
-Kiểm soát lượng đường trong m.áu: capsaicin trong ớt có thể giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
-Giảm đau và kháng viêm: ớt có khả năng giảm đau khớp, chống viêm, giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm.
-Tăng cường hệ miễn dịch: chứa vitamin A và C, ớt có thể tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh tật.
-Ngăn ngừa ung thư: capsaicin trong ớt được cho là có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày và nhiều loại ung thư khác.
Việc bổ sung ớt vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày một cách hợp lý có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Mặc dù vậy, cũng có những nhóm người nên hạn chế tối đa việc ăn ớt. Dưới đây là những đối tượng nên hạn chế hoặc kiêng ăn ớt:
-Người mắc bệnh tim, não, cao huyết áp, viêm khí quản mãn tính, bệnh phổi: những người trong nhóm này cần hạn chế ăn ớt để tránh tác động tiêu cực đến sức khỏe.
-Những người hay ợ chua: việc tiêu thụ ớt có thể l.àm t.ình trạng bệnh của họ trở nên nghiêm trọng hơn.
-Sản phụ vừa sinh nở: phụ nữ sau khi sinh nở cần hạn chế các món ăn cay, bởi việc tiêu thụ quá nhiều ớt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe yếu của họ.
-Người bị trĩ: ăn đồ cay có thể gây kích thích và tổn thương cho búi trĩ, do đó người bị trĩ cần hạn chế hoặc tránh các loại gia vị cay.