Vitamin B12 đóng vai trò rất lớn với sức khỏe, một khi chúng bị thiếu hụt đồng nghĩa cơ thể phải đối mặt với nhiều bệnh tật.
Hay còn được gọi là cobalamin, vitamin B12 là một vitamin quan trọng mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp. Loại dưỡng chất này thường được tìm thấy trong các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật hoặc các thực phẩm bổ sung. Chính vì thế, chúng ta cần phải bổ sung vitamin B12 để nâng cao sức khỏe.
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), vitamin B12 đóng vai trò chủ chốt trong việc cải thiện và phòng ngừa bệnh tật. Nó hỗ trợ chức năng bình thường của các tế bào thần kinh, cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu và tổng hợp DNA. Vitamin B12 còn giúp tăng cường năng lượng, cải thiện trí nhớ và ngừa bệnh tim.
Vitamin B12 có nhiều trong thịt bò và các loại thịt khác.
Chính vì những lợi ích tuyệt vời như thế mà con người cần phải bổ sung vitamin B12 nhiều hơn. Tuy nhiên trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta bận rộn mà ăn uống không đủ chất, hoặc ăn kiêng giảm cân… khiến cơ thể không nạp đủ lượng vitamin B12 cần thiết. Trong thời gian dài sẽ kéo theo hàng tá bệnh tật không mong muốn.
Theo Tạp chí Điều dưỡng Anh, khi thức dậy vào buổi sáng sớm mà xuất hiện 4 dấu hiệu sau, bạn hãy cẩn trọng với nguy cơ bị thiếu vitamin B12 nặng. Lúc này cơ thể đang “lên tiếng” cần nạp ngay loại vitamin này.
Mỗi sáng thức dậy, nếu có 4 dấu hiệu sau thì coi chừng cơ thể đang thiếu vitamin B12.
1. Mệt mỏi bất thường
Tạp chí Điều dưỡng Anh cho biết, do vitamin B12 tham gia vào quá trình sản sinh hồng cầu nên khi bị thiếu hụt, oxy sẽ không thể vận chuyển hồng cầu đến khắp các tế bào, cuối cùng khiến bạn thấy mệt mỏi và uể oải lúc thức dậy buổi sáng. Vậy nên nếu lúc nào bạn cũng thấy mệt hoặc mệt bất thường, hãy đến viện kiểm tra.
Triệu chứng này thường bị mọi người nhầm lẫn với hệ quả của việc thiếu ngủ, vận động quá sức hay căng thẳng dài ngày. Trong một số trường hợp thiếu vitamin B12 nặng, tinh thần còn xuất hiện trạng thái lâng lâng, không thể tập trung làm việc. Thậm chí là suy nhược cơ thể dù bạn vẫn ăn uống đầy đủ.
Mệt mỏi bất thường dù hôm trước bạn chẳng làm gì nặng nhọc, coi chừng bệnh tật.
2. Loét miệng, loét lưỡi
Đây là dấu hiệu xuất hiện khá sớm khi bạn thiếu vitamin B12. Lúc này khả năng tổng hợp DNA và tế bào của cơ thể bị suy yếu, khiến các vết loét nhanh chóng phát triển và lan rộng ra. Những triệu chứng này sẽ nghiêm trọng hơn theo thời gian, làm lưỡi sưng đỏ và đau rát khó chịu khi thức dậy buổi sáng.
Nếu đã loại trừ những nguyên nhân từ răng miệng, bạn hãy thử bổ sung thêm vitamin B12 để bệnh nhanh khỏi. Nên thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày, ăn nhiều những thực phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin B12 như thịt gia cầm, cá, nghêu, sò hoặc các loại ngũ cốc. Cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng thực phẩm chức năng.
Loét miệng, loét lưỡi là dấu hiệu của nhiều bệnh, trong đó có thiếu vitamin B12.
3. Cảm giác tê tay như bị kiến bò, da tái nhợt
Những cơn đau và tê tay, cảm giác như bị kiến bò lên là kết quả của sự tổn thương thần kinh vì thiếu vitamin B12. Vấn đề này sẽ trở nên trầm trọng và chuyển biến thành nhiều hậu quả khác nếu bạn bỏ qua. Thiếu loại vitamin này quá lâu còn làm thoái hóa tủy sống, mô não, dây thần kinh thị giác và dây thần kinh ngoại biên.
Ngoài ra làn da còn bị xuống cấp theo thời gian, rất dễ dàng nhận thấy da nhợt nhạt mỗi khi thức dậy buổi sáng. Khi thiếu vitamin B12, hồng cầu không được sản sinh và tác động gan sản sinh ra biliburin – một chất khiến làn da nhợt nhạt và làm mắt bị vàng rất dễ nhận biết.
Thiếu vitamin B12 quá lâu sẽ khiến dây thần kinh bị tổn thương, dẫn đến tê tay.
4. Giảm thị lực
Vitamin B12 cũng đóng vai trò quan trọng trong chức năng của dây thần kinh và hệ thần kinh. Các chuyên gia của Tạp chí Điều dưỡng Anh cho biết, vấn đề thị giác sẽ xảy ra khi dây thần kinh thị giác bị tổn thương do thiếu vitamin B12. Tình trạng này được gọi là bệnh lý thần kinh thị giác, khiến mắt bị mờ mỗi khi thức giấc buổi sáng.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, thị giác và độ nhạy của võng mạc ở những người mắc bệnh tăng nhãn áp sẽ được cải thiện nếu bổ sung vitamin B12, E và DHA. Chính vì vậy, để phòng ngừa và điều trị những bệnh liên quan tới thị lực, bạn cần phải nạp thêm vitamin B12 thông qua thực phẩm.
Mờ mắt, giảm thị lực có thể được cải thiện nếu bạn bổ sung thêm vitamin B12.
Đầu tiên, bạn cần bổ sung vitamin B12 thông qua các thực phẩm như trứng, sữa và chế phẩm từ sữa, đậu nành, các loại thịt… Nếu sử dụng các loại thực phẩm chức năng bên ngoài, bạn cần tham khảo trước ý kiến bác sĩ vì dư thừa vitamin B12 cũng gây nên các bệnh như tăng sản tuyến giáp, bệnh cơ tim…
Những người ăn chay trường, hoàn toàn không ăn thịt cá, trứng, sữa trong nhiều năm hoặc những người dị ứng đạm động vật… là đối tượng rất dễ thiếu vitamin B12. Ngoài ra, những ai bị bệnh dạ dày, bệnh ở ruột non hoặc uống nhiều vitamin C cũng nên cẩn trọng kẻo thiếu vitamin B12.
Vitamin B12 có trong đậu nành cùng các chế phẩm từ chúng, hãy dùng nhiều.