Tìm ra thần dược chống ung thư lẫn mọi biến chủng COVID-19

Trong quá trình phát triển một thuốc chống ung thư thế hệ mới, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện nó đồng thời ngăn chặn được 4 biến chủng COVID-19 bao gồm Omicron.

Theo SciTech Daily, “thần dược” đầy hứa hẹn là chất ức chế phân tử nhỏ RK-33, vốn được các nhà nghiên cứu từ Trường Y khoa thuộc Đại học John Hopkins – Mỹ theo đuổi nhiều năm nay nhằm tạo nên một thuốc chống lại sự phát triển và di căn của bệnh ung thư.

RK-33 được thiết kế dựa trên một protein có tên là DDX3, một RNA helicase, có chức năng tháo xoắn loại RNA có chức năng kiểm soát nhiều loại tế bào khối u, từ đó cho phép dịch mã RNA. RK-33 sẽ ức chế DDX3, ngăn cản việc dịch mã RNA, từ đó ngăn khối u phát triển và di căn.

Tìm ra thần dược chống ung thư lẫn mọi biến chủng COVID-19 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa về khả năng kháng virus của RK-33 – Ảnh: SCITECH DAILY

DDX3 trước đó cũng được chứng minh là thứ giúp một số virus RNA tăng khả năng lây nhiễm vào tế bào, bao gồm HIV và virus hợp bào hô hấp RSV. Do đó, các nhà khoa học đã thử kiểm tra nó có thể được sử dụng như một chất kháng virus RNA phổ rộng hay không.

Câu trả lời là có, theo bài công bố vừa đăng tải trên Frontiers in Microbiology. Kết quả đặc biệt quan trọng khi có một loại virus RNA khác đang ám ảnh nhân loại vài năm qua: SARS-CoV-2.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khả năng kháng virus của RK-33 không bị ảnh hưởng bởi các đột biến trên protein đột biến, do đó tác dụng vẫn nhất quán trên 4 biến chủng SARS-CoV-2” – Giáo sư – bác sĩ về X-quang, ung thư và dược học Venu Raman từ Trường Y khoa Đại học John Hopkins cho biết tin mừng “nhân đôi”.

Trước đó, không chỉ vắc-xin COVID-19 được thiết kế trên chủng gốc mà cả các thuốc kháng virus từng rất hiệu quả với các biến chủng cũ cũng cho thấy nguy cơ sụt giảm tác dụng ít nhiều khi đối diện với “ma trận” đột biến thoát miễn dịch của các chủng COVID-19 càng về sau, nhất là dòng họ Omciron.

Giáo sư Raman giải thích rằng khả năng vượt qua các đột biến SARS-CoV-2 phức tạp của RK-33 là nhờ nó không được thiết kế để nhắm vào protein đột biến, mà được thiết kế nhắm vào quá trình dịch mã RNA, hoàn toàn độc lập với protein đột biến. Do đó, nó được dự đoán sẽ hiệu quả với các biến chủng khác nhau cho dù virus gây bệnh COVID-19 đột biến như thế nào.

Hiện họ chỉ bắt đầu thử nghiệm “thần dược” này trên dòng họ Omicron, nhưng với sự lạc quan. Giáo sư Raman và các cộng sự hy vọng sẽ có thể công bố kết quả của bước tiếp theo này vào cuối năm nay.

Ăn thịt đỏ hay thịt trắng tốt hơn cho sức khỏe?Ăn thịt đỏ hay thịt trắng tốt hơn cho sức khỏe?

Thịt được chia thành hai nhóm cơ bản là thịt đỏ và thịt trắng. Cả hai đều là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Vậy loại thịt nào tốt cho sức khỏe hơn và cần lưu ý gì khi sử dụng?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *