5 bộ phận ‘cực kỳ độc’ của con lợn, thèm đến mấy cũng không nên ăn

Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trên mâm cơm của người Việt. Dù vậy, khi ăn thịt lợn nên tránh xa những bộ phận dưới đây để tránh ‘rước bệnh’ vào người.

5 bo phan cuc ky doc cua con lon them den may cung khong nen an 731 7114003

Óc lợn

5 bo phan cuc ky doc cua con lon them den may cung khong nen an 39d 7114003

Óc lợn giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 100g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày.

Khi đó, thực phẩm này không giúp phát triển trí thông minh như nhiều người lầm tưởng mà còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ m.áu, tim mạch,…

Còn chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.

Thịt cổ lợn

Hàm lượng chất béo trong cổ heo rất lớn, ăn quá nhiều không chỉ khiến tăng cân đột ngột mà còn gây ra nhiều vấn đề về tim và mạch m.áu não. Ngoài ra, cổ heo cũng có các hạch bạch huyết, một hệ thống của cơ thể có chức năng lọc và “bẫy giữ” các vi sinh vật lạ, tế bào viêm, độc chất, ăn thường xuyên có thể gây ra nhiều chứng bệnh.

Thịt cổ heo có hệ thống hạch phức tạp, khó loại bỏ hết hoàn toàn khi chế biến, cơ thể người sẽ tiếp nạp một lượng lớn vi khuẩn và chất độc khi ăn, có thể dẫn đến ngộ độc hoặc nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm.

Tiết lợn

5 bo phan cuc ky doc cua con lon them den may cung khong nen an 106 7114003

Ăn tiết lợn đúng cách có thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thiếu m.áu do thiếu sắt, nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút, bổ khí và dưỡng huyết.

Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo mọi người không nên ăn quá nhiều tiết lợn cùng lúc. Cơ thể con người khó có thể hấp thụ nhiều sắt trong khoảng thời gian ngắn.

Thậm chí, nếu lượng sắt quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc. Nếu bị tình trạng này, bạn có thể nôn mửa, đau dạ dày và bị các phản ứng có hại cho sức khỏe.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, bạn chỉ nên ăn tiết lợn một lần một tuần hoặc 2-3 lần trong một tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.

Thêm vào đó, không phải tất cả mọi người đều thích hợp ăn món tiết lợn. Các trường hợp bị c.hảy m.áu đường ruột tốt nhất không nên ăn. Danh sách đối tượng cần tránh xa món ăn này còn có người có mỡ m.áu cao, huyết áp không ổn định, cholesterol cao.

Lòng lợn

Lòng lợn là món ăn ưa thích của nhiều người, tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe bởi đây là bộ phận chứa rất nhiều chất béo xấu – cholesterol không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn mỡ m.áu, gan nhiễm mỡ, viêm tụy.

Đối với người bị bệnh gout, bệnh suy thận tuyệt đối không nên ăn lòng lợn, vì thành phần đạm trong lòng lợn sẽ làm nặng hơn tình trạng bệnh.

Bên cạnh đó, lòng lợn nếu không rõ nguồn gốc, không được chế biến sạch sẽ và nấu chín ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như vi khuẩn E.Coli, liên cầu khuẩn Streptococcus suis gây viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…

Gan lợn

Gan lợn luôn được biết đến là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.

Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh vì thế bạn nên hạn chế ăn gan.

6 thay đổi lối sống cần thực hiện để giảm cholesterol ‘xấu’

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, duy trì cân nặng, tập thể dục, bỏ hút thuốc, tiết chế rượu,… có thể giúp giảm cholesterol ‘xấu’

Mức cholesterol LDL cao (hay cholesterol “xấu”), thường do chế độ ăn uống, di truyền và các yếu tố lối sống như hút thuốc và hoạt động thể chất, có thể góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, việc quản lý mức cholesterol rất quan trọng vì cholesterol cao có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe khác. Dưới đây là 6 thay đổi lối sống có thể giúp giảm cholesterol “xấu” của bạn.

6 thay doi loi song can thuc hien de giam cholesterol xau 029 7112062

Tăng cường tiêu thụ trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt,… có thể giúp giảm cholesterol “xấu”. Ảnh: Pexels

Chế độ ăn tốt cho tim

Chế độ ăn uống lành mạnh cho tim nhấn mạnh vào thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến, giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và chất béo lành mạnh đồng thời giảm thiểu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

Tăng cường tiêu thụ trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch và hạt có nhiều chất xơ hòa tan và có thể giúp giảm giảm cholesterol “xấu”. Thay thế thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chẳng hạn như thịt đỏ, bơ và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo, bằng các lựa chọn thay thế lành mạnh hơn như nguồn protein nạc và chất béo từ thực vật. Tránh hoặc hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa, chẳng hạn như thực phẩm chiên và đồ nướng thương mại.

Trọng lượng cơ thể khỏe mạnh

Trọng lượng cơ thể dư thừa, đặc biệt là mỡ bụng, có liên quan đến mức cholesterol LDL cao hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và tham gia hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp bạn đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Hãy thử kết hợp các bài tập aerobic và rèn luyện sức mạnh để giảm cân và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể.

Hoạt động thể chất

Tập thể dục thường xuyên là điều cần thiết để giảm mức cholesterol LDL và cải thiện sức khỏe tim mạch. Đặt mục tiêu dành ít nhất 150 phút hoạt động aerobic cường độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động aerobic cường độ mạnh mỗi tuần, cùng với các hoạt động tăng cường cơ bắp vào hai ngày trở lên mỗi tuần. Tập thể dục không chỉ giúp giảm giảm cholesterol “xấu” mà còn cải thiện cholesterol “tốt” (hay cholesterol HDL), cuối cùng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể.

Từ bỏ hút thuốc

Hút thuốc làm tổn thương mạch m.áu, làm tăng tình trạng viêm và dẫn đến tích tụ mảng bám trong động mạch, làm tăng mức LDL và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Bỏ hút thuốc là một trong những thay đổi lối sống quan trọng nhất mà người ta nên thực hiện để giảm cholesterol “xấu” và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Hạn chế tiêu thụ rượu

Mặc dù uống rượu vừa phải có thể có một số lợi ích cho sức khỏe tim mạch của bạn, nhưng uống quá nhiều rượu có thể làm tăng mức chất béo trung tính và nguy cơ mắc bệnh tim. Hạn chế tiêu thụ rượu ở mức vừa phải, tức là tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới.

Quản lý căng thẳng

Căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến các hành vi lối sống không lành mạnh như ăn quá nhiều, ít hoạt động thể chất và ngủ kém, tất cả đều có thể tác động tiêu cực đến mức cholesterol và sức khỏe tim mạch. Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền chánh niệm, bài tập thở sâu, yoga hoặc tham gia các hoạt động giúp thư giãn, theo Times Now.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *